Luật gia Nguyễn Nhung

Muốn gắn nhãn hàng hóa lên sản phẩm thì phải đăng ký như thế nào?

Theo quy định hầu hết các loại hàng hóa khi lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần phải được gắn nhãn dán hàng hóa. Nhãn dán hàng hóa có thể là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, khắc, chạm…trực tiếp lên hàng hóa, bao bì sản phẩm của hành hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm giúp phân biệt các loại hàng hóa.

1. Luật sư tư vấn về nhãn dán hàng hóa

Nhãn hàng hóa là một trong những phần quan trọng của một loại hàng hóa, sản phẩm nào đó, nhãn hàng hóa được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Một trong những mục đích chính của nhãn dãn là để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin chính về sản phẩm như tên hàng hóa, tên đơn vị sản xuất, xuất xứ hàng hóa, thành phần, khối lượng, hạn sử dụng… của hàng hóa, từ đó là căn cứ để người tiêu dùng quyết định mình có sử dụng sản phẩm hay không. Bên cạnh đó, nhãn dán hàng hóa còn có tác dụng để nhà sản xuât, kinh doanh quảng bá sản phẩm rộng rãi trên thị trường đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hóa.

Có thể thấy nhãn dán hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng mà người kinh doanh cần nắm rõ để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cũng như tránh được các rủi ro vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hiện nay việc gắn nhãn dán hàng hóa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật do đó, nếu bạn có vướng mắc liên quan đến nhãn dán hàng hóa thì hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

2. Muốn gắn nhãn hàng hóa lên sản phẩm thì phải đăng ký như thế nào?

Câu hỏi: Chào bạn! Tôi ở bên công ty B,sản phẩm của bên công ty tôi là chế phẩm sinh học B được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ về, dùng cho các ngành Thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Trước đây công ty nhập khẩu hàng trực tiếp từ Mỹ về và dán nhãn phụ. Sắp tới công ty có ý định đóng gói sản phẩm hoàn toàn tại Việt Nam (In cả gói mới luôn chứ không chỉ dán mỗi nhãn phụ). Công ty Nhập khẩu (pháp lý) là E nhưng vì bên tôi muốn phát triển thương hiệu và tiến tới chuyển hoàn toàn lĩnh vực đó về B  nên muốn đưa luôn tên B lên bao bì. B Vietnam có một số câu hỏi cần quý công ty tư vấn: Tem nhãn mác mới thì B Vietnam phải đăng ký với các cơ quan nào? Từng ngành (thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi) cần đăng ký với các bên nào? Quy trình đăng ký cụ thể như thế nào? Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị những tài liệu gì? Rất mong sớm nhận được tư vấn từ quý công ty. Trân trọng!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì, thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì, thương phẩm của hàng hóa.

Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu phải bắt buộc ghi nhãn. Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì, thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các thành phần của hàng hóa.

Nhãn hàng hóa không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhãn hàng hóa được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau : chỉ dẫn nhà sản xuất, năm sản xuất, nước sản xuất hay các thông số về hàng, kích thước, thành phần hoặc các đặc tính khác của hàng hóa. Nhãn hàng hóa có thể bao gồm cả nhãn hiệu.

Trong trường hợp bạn muốn gắn “nhãn hiệu” lên hàng hóa, chúng tôi xin giải thích thêm về nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ cho bạn như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (Khoản 16, Điều 4)

Như vậy, bạn cũng có thể gắn nhãn hiệu của mình lên các sản phẩm để người tiêu dùng có thể phân biệt được với sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, để tránh việc bạn bị xâm phạm nhãn hiệu dẫn đến những tranh chấp, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này.

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được pháp luật quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo