Luật sư Phùng Gái

Mức phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng vay tài sản?

Câu hỏi tư vấn: Em có vay của một công ty tài chính số tiền 30 triệu đồng, trả góp trong vòng 24 tháng lãi suất 6,17%/tháng. Đến tháng 2/2016, em trả góp được 6 kỳ luôn đúng hạn nên công ty tài chính này cho em vay thêm 9 triệu đồng mua trả góp sản phẩm trả trong thời hạn 6 tháng.Em trả góp hợp đồng vay tiền mặt và hợp đồng vay mua hàng hóa đúng hạn, không bị trễ.

Đến tháng 4/2016 em bị mất việc làm vì lý do khách quan nên kỳ góp tháng 4/2016 em chưa trả được tiền cho công ty tài chính.Cả 2 hợp đồng vay trả góp giữa em và công ty tài chính đều chó quy định về phí phạt nếu trả trễ hạn, cụ thể: Phạt 150.000 đồng nếu trễ hạn từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30; từ sau ngày thứ 4 đến ngày thứ 60 phạt 250.000 đồng; từ sau ngày thứ 60 mươi phạt 450.000 đồng.Tính đến ngày hôm nay em bị trễ hạn trả tiền cho công ty tài chính là 8 ngày và 10 ngày lần lược của hai hợp đồng. Công ty tài chính đã nhắn tin thông báo mức phạt đã phát sinh mỗi hợp đồng là 150.000 đồng. Đồng thời công ty tài chính này liên tục gọi điện cho em và người thân của em yêu cầu phải thanh toán ngay tiền trả góp đến hạn và tiền phạt mỗi hợp đồng 150.000 đồng.

Mỗi ngày công ty gọi điện cho em và người thân của em cả trăm lần, dùng lời lẽ đe dọa sẽ bị xử lý hình sự nếu không trả tiền. Người thân của em không dính dáng gì đến vay tiền cũng bị quấy rối liên tục. Tuy nhiên, những người này lại dùng số điện thoại di động, không phải dùng số điện thoại bàn của công ty tài chính để gọi. Em đã có gọi điện trực tiếp đến công ty tài chính trình bày em chấp nhận chịu phạt trễ hạn hợp đồng 150.000 đồng mỗi hợp đồng. Em yêu cầu công ty tài chính tuân thủ hợp đồng quy định từ trễ hạn từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30 phạt 150.000 đồng, có nghĩa em có quyền đợi đến ngày thứ 30 sẽ trả tiền góp đến tháng và phí phạt. Tuy nhiên, công ty tài chính lại không đồng ý và bắt buộc em phải trả ngay nếu không họ sẽ cử nhân viên thu hồi nợ.Kính thưa Luật sư!Kính xin Luật sư cho em hỏi:

1. Trong trường hợp em chậm trả tiền và dẫn đến không có khả năng trả tiền theo hợp đồng cho công ty tài chính thì có bị xử lý hình sự không?

2. Công ty tài chính có quyền gọi điện, tìm gặp người thân của em và em để đòi tiền như thế không?

3. Với quy định về thời gian bị trễ trả góp phát sinh phí phạt thì em có quyền đợi đến ngày thứ 30 trễ hạn mối trả tiền góp và đóng tiền phạt không?

4. Em phải làm gì nếu như công ty tài chính cứ quấy rối em và người thân như thế?

Em xin gửi kèm theo quy định về mức phạt của công ty tài chính để quý Luật sư tham khảo: 1. Ngày đến hạn thanh toán: là ngày Quý khách có nghĩa vụ thanh toán Số tiền trả góp hàng tháng cho CTTC. Ngày đến hạn thanh toán hàng tháng được quy định cụ thể tại Hợp đồng tín dụng.Nếu ngày đến hạn thanh toán hàng tháng rơi vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì Quý khách cần thực hiện thanh toán trước ngày nghỉ đó.Quý khách vui lòng thanh toán trước 3 ngày so với ngày đến hạn thanh toán để đảm bảo tiền chuyển vào tài khoản đúng hạn.2. Trong trường hợp Quý khách vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào quy định trong Hợp đồng, Quý khách sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt được quy định sau đây:Trường hợp Vay mua xe máy Vay mua hàng điện tử, điện máy gia dụng, Vay tiền mặt Mức phạt phát sinh theo từng giai đoạn khi Quý khách không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bất kỳ nghĩa vụ nào của Hợp đồng: Mức phạt đầu tiên nếu Quý khách không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bất kỳ nghĩa vụ nào của Hợp đồng kể từ ngày thứ tư (04) sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ đó. 250.000 đ 150.000 đ 250.000 đ Mức phạt phát sinh thêm lần 2 sau mức phạt đầu tiên nếu Quý khách không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bất kỳ nghĩa vụ nào của Hợp đồng kể từ ngày thứ ba mươi (30)sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ đó. 400.000 đ250.000 đ 450.000 đ Mức phạt phát sinh thêm lần 3 sau mức phạt đầu tiên & lần 2 nếu Quý khách không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bất kỳ nghĩa vụ nào của Hợp đồng kể từ ngày thứ sáu mươi (60) sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ đó.400.000 đ 250.000 đ 450.000 đ Quý khách tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về mức phạt vi phạm hợp đồng trình bày trong bảng trên:Ví dụ, một Khách hàng có hợp đồng vay mua điện thoại, có ngày đến hạn thanh toán vào ngày 1 hàng tháng. Ngày 1/3 rơi vào ngày chủ nhật, thì vào thứ tư (25/2), KH nên đến các điểm thanh toán để thực hiện thanh toán cho CTTC nhằm tránh tiền chuyển vào tài khoản của CTTC bị trễ, phát sinh phạt trễ hạn.Nếu KH này thanh toán khoản nợ tháng 3 cho CTTC vào ngày 4/3, nghĩa là KH này bị trễ 4 ngày, KH sẽ chịu mức phạt là 150.000 đ. Nếu KH này thanh toán khoản nợ tháng 3 cho Home Credit vào ngày 1/4, nghĩa là KH này bị trễ 30 ngày, KH sẽ chịu mức phạt là 400.000 đ (= 150.000 đ + 250.000 đ).Nếu KH này thanh toán khoản nợ tháng 3 cho CTTC vào ngày 1/5, nghĩa là KH này bị trễ 60 ngày, KH sẽ chịu mức phạt là 650.000 đ (= 150.000 đ + 250.000 đ + 250.000 đ). 

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn do thời điểm vay 2/2016 do vậy văn bản áp dụng là Bộ luật dân sự 2005, cụ thể chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, liên quan tới nghĩa vụ trả nợ.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, cụ thể tại  Điều 471 về hợp đồng vay tài sản quy định

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đối với nghĩa vụ trả nợ thì theo quy định:

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, theo quy định thì bạn chỉ phải trả lãi tương ứng với thời gian chậm trả và nộp phạt với thời gian tương ứng. Nhưng nếu trong hợp đồng dân sự của hai bên có thỏa thuận về thời hạn thanh toán và lãi chậm, mức phạt do chậm trả thì áp dụng theo thỏa thuận của mỗi bên. Do đó, trong hợp đồng bạn nêu rất rõ ràng nếu qua thời hạn trả từ ngày thứ 4 đến ngày 30 của tháng sẽ phải thanh toán tiền phạt là 150.000 đồng thì khi bạn quá hạn trả tương ứng 8, 10 ngày của hai hợp đồng sẽ phải nộp phạt là 150.000 đồng là hoàn toàn chính xác. Trường hợp, nếu bạn đợi đến đúng ngày 30 mới trả thì theo thỏa thuận trong hợp đồng bạn cũng sẽ phải thanh toán 150.000 đồng. Trường hợp qua ngày thứ 30 bạn mới thanh toán tiền phạt thì khi đó bạn sẽ thanh toán là 400.000đồng theo hợp đồng.

- Thứ hai, việc công ty tài chính gọi cho gia đình bạn yêu cầu thanh toán

Trước hết, cần làm rõ thời điểm khi bạn lập hợp đồng vay và trả góp hàng tháng thì bạn là người ký tên người vay và trả nhưng bạn cung cấp số điện thoại hoặc tên một trong các thánh viên trong gia đình để làm người giám hộ cho bạn thì đương nhiên khi đến thời hạn trả mà bạn chưa thanh toán thì công ty tài chính đó có quyền gọi cho người giám hộ theo số điện thoại và tên trên hợp đồng để thông báo là hoàn toàn chính xác.

Trường hợp, trong hợp đồng bạn không cung cấp tên người giám hộ mà bạn là người duy nhất đứng tên vay và trả nợ thì công ty tài chính không được phép dùng hình thức đe dọa tới các thành viên trong gia đình khi họ không có nghĩa vụ phải thanh toán. Do vậy, bạn có quyền yêu cầu họ dừng việc làm gọi điện, đe dọa cho thành viên gia đình mình.

- Thứ ba, có phát sinh trách nhiệm hình sự?

Thông tin bạn đưa ra nếu đến thời hạn trả mà bạn không trả sẽ phát sịnh hai trường hợp:

+ Trường hợp, bạn có khả năng thanh toán nhưng cố ý lẩn trốn, không chịu thanh toán thì với số tiền bạn vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

+ Trường hợp, đến hạn thanh toán nhưng bạn không có khả năng thanh toán và chứng minh được hoàn cảnh hiện tại của bạn tạm thời không đủ điều kiện thì vấn đề trách nhiệm hình sự sẽ không phát sinh. Hai bên sẽ tự thỏa thuận về việc gia hạn thời gian trả nợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo