LS Ngọc Anh

Mức phạt hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng là bao nhiêu?

Cùng với sự phát triển của xã hội thì các tội phạm về gây rối trật tự ngày càng tăng, đặc biệt ở giới trẻ. Vậy trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi này được quy định như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề trên, bạn nên nắm vững về yếu tố cấu thành cũng như mức xử phạt của tội này theo quy định của pháp luật.

1. Luật sư tư vấn về hành vi gây rối trật tự công cộng     

Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi xâm hại đến trật tự chung, an toàn công cộng hoặc xâm phạm đến thân thể, quyền lợi và sở hữu của con người diễn ra tại nơi công cộng. Đối với các hành vi này, tùy vào động cơ, mục đích và hậu quả pháp luật hiện hành đã có những chế tài xử lý cụ thể.

Do đó, nếu bạn gặp vấn đề này và chưa biết phương án giải quyết hay chưa biết chế tài đối với hành vi của mình thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các vấn đề:

-  Mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng;

- Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây ra thương tích cho người khác;

- Trách nhiệm bồi thường khi hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra thiệt hại.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi:

Cho em hỏi về phạt hành chính khi có hành vi đánh nhau như thế nào, cụ thể là lần đầu tiên đánh nhau ở nơi công cộng thì sẽ bị phạt tiền ở mức độ nào và theo đúng quy định thì em phải nộp phạt bao nhiêu? Em bị mời về phường ghi tường trình rồi ở đó giữ tất cả giấy tờ tuỳ thân của em. Như vậy việc giữ giấy tờ tuỳ thân của em là đúng hay sai? 

Trong khi không có lập biên bản gì mà chỉ nói miệng bắt đóng phạt mới được lấy giấy tờ về. Theo em được biết lần đầu là phạt cảnh cáo không quá 500 ngàn. Nhờ luật sư tư vấn cho em em phải làm gì? Em xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau. Do vậy mà với hành vi đánh nhau nơi công cộng thì bạn có thể bị xử phạt hành chính ở mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tuy nhiên trong trường hợp bạn cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Về việc lập biên bản thì căn cứ theo Điều 56, 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc lập biên bản hay không căn cứ vào mức xử phạt và phương pháp phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp mức xử phạt đối với cá nhân không quá 250.000 đồng thì không yêu cầu lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Tuy nhiên đối với hành vi của bạn trong trường hợp này, mức hình phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì người xử phạt vi phạm hành chính phải lập thành biên bản.

Còn về thẩm quyền của công an cấp xã thì căn cứ vào khoản 6, khoản 8, Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 thì công an xã có thẩm quyền:

“6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.”

Như vậy thì công an cấp xã có thẩm quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của người có dấu hiệu vi phạm pháp luật, còn về việc giữ giấy tờ tùy thân thì tại nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã không đề cập đến.

---

3. Xử lý về hành vi đe dọa gây thương tích

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Minh Gia! Em đang có một vài thắc mắc về luật hình sự, mong được quý công ty tư vấn giúp! Năm nay em 21 tuổi, hiện đang có quan hệ tình yêu đồng giới với một bạn nữ khác. chúng em yêu nhau đến nay đã được hơn 2 năm. Vào năm 2016, gia đình em phát hiện chuyện này đã vô cùng phản đối, thậm chí đánh đập em, gọi điện đe dọa sẽ thuê người hành hung người yêu em. Thời gian đó chúng em tạm thời chia tay, gia đình em cũng ko nghi ngờ. Nhưng đến nay, bố mẹ em lại phát hiện chúng em vẫn tiếp tục mối quan hệ. Em và bố mẹ đã có xung đột. Bố em chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm người yêu em. Em đã yêu cầu ông dừng sự xúc phạm đó thì ông đánh đập em, thậm chí còn cầm dao đe dọa. Bố mẹ em tìm được địa chỉ của người yêu em, đe dọa nếu còn gặp nhau sẽ thuê đầu gấu đánh giết.Lúc đó em đã ghi âm lại được lời đe dọa. Vậy cho em hỏi, em phải chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ, bằng chứng gì, cần chuẩn bị kinh phí ra sao và nộp lên cơ quan nào để khởi kiện, trong trường hợp bố em thuê người hành hung? Và trong trường hợp em không thể tự mình khởi kiện (vì lý do sức khỏe, xã hội) thì em có thể ủy quyền cho người khác được không và thủ tục như thế nào ạ?Rất mong quý công ty có thể giúp em giải đáp thắc mắc trên ! Em xin cám ơn! 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây, bạn tham khảo để tìm hiểu thêm:

>> Tư vấn về hành vi đe dọa, dùng vũ khí gây thương tích cho người khác

>> Cố ý gây thương tích gây tổn hại đến sức khỏe của người khác

>> Tố giác tội phạm và quyền tố giác tội phạm.

Trong trường hợp này anh/chị cần tố giác hành vi đe dọa của bố và hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của anh/chị tới cơ quan công an để xác định hành vi phạm tội của, nếu anh/chị có bận hoặc sức khỏe yếu có thể làm giấy ủy quyền để thay mặt mình đến cơ quan công an để giải quyết vụ việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo