LS Thanh Hương

Một bên chết thì giấy ủy quyền có chấm dứt không?

Luật sư tư vấn về vấn đề một bên chết thì giấy ủy quyền có đương nhiên chấm dứt không? Nội dung trả lời tư vấn như sau;

 

Nội dung tư vấnÔng bà nội em có 3 ngưòi con: 2 cô em thì về bên chồng,còn cha mẹ em ở với ông bà em và là con út.Ông bà có 1 mảnh đất nhưng ông đả cắt chia và làm sổ đỏ cho cha em đứng tên một nửa để canh tác, phần còn lại thì ông đứng tên để hưởng tuổi già.Năm 1998 ông em qua đời, không ai canh tác phần đất này nên bà em có làm giấy ủy quyền cho cha em toàn quyền sử dụng phần đất còn lại của mình để thờ cúng ông bà,phụng dưởng bà và canh tác.có sự đồng ý của 2 cô và chính quyền.Nhưng nay cha em đả mất trước bà(bà thì tuổi cao 88 tuổi) bà đòi lấy lại và đòi tách sổ đỏ chia cho mấy cô.Vậy cho em hỏi Bà em làm như vậy là đúng hay sai?.Mẹ em và tụi em có được hưởng quyền lợi gì không?. Giấy ủy quyền cho cha em có hiệu lực không?  Kính mong luật sư tư vấn dùm em.thành thật cám ơn!

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

 

Thứ nhất, khi cha bạn chết thì năng lực pháp luật dân sự của cha bạn sẽ đương nhiên chấm dứt và cũng đồng nghĩa với việc giấy ủy quyền của bà và cha bạn sẽ đương nhiên chấm dứt căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, bà của bạn đòi lại giấy và lấy lại một nửa mảnh đất là đúng căn cứ pháp luật.

 

Điều 16 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.

 

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

 

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

 

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

 

 Điều 140 Thời hạn đại diện;

 

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

 

a) Theo thỏa thuận;

 

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

 

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

 

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

 

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

 

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

 

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

 

Thứ hai, bạn và mẹ bạn sẽ không được hưởng quyền lợi gì cho đến khi bà của bạn  chết và thực hiện vấn đề thừa kế theo pháp luật thì bạn và mẹ bạn mới được hưởng một suất thừa kế thế vị, còn nếu thừa kế theo di chúc mà bản di chúc bà của bạn để lại sau khi chết không có suất cho cha của bạn mà di chúc hợp pháp thì bạn và mẹ bạn không được sẽ không được hưởng một suất của cha bạn.

 

Trân Trọng !

Chuyên viên. Mai Nam- công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo