Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là gì? Hợp đồng đặt cọc gồm những nội dung cụ thể nào? Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc của công ty Luật Minh Gia như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật dân sự

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, một bên trong giao dịch giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Giao dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến trên thực tế, thường được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Hợp đồng đặt cọc gồm những nội dung cụ thể như: thông tin các bên, tài sản đặt cọc, mục đích đặt cọc, thời hạn đặt cọc, quyền và nghĩa vụ của các bên,… Các thông tin trên được thỏa thuận càng chi tiết thì càng giảm thiểu những rủi ro, tranh chấp phát sinh sau này.

Do đó, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến pháp luật Dân sự nói chung và hợp đồng đặt cọc nói riêng, bạn cần tham khảo các quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hợp đồng đặt cọc, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn tham khảo thêm mẫu hợp đồng đặt cọc chúng tôi cung cấp sau đây để tìm hiểu thêm và áp dụng vào trường hợp của mình.

2. Mẫu hợp đồng đặt cọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC (Mẫu)

Tại địa chỉ số .................... phường.............., quận..............thành phố..................,chúng tôi gồm có các bên dưới đây:

BÊN ĐẶT CỌC

Ông (Bà)/Tổ chức: ......................................................................................................................................

Sinh ngày: ..................................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số:.......................do cơ quan ......................... cấp ngày......................................

Hộ khẩu thường trú/trụ sở (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

(sau đây gọi là Bên A)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC:

Ông (Bà)/Tổ chức: ......................................................................................................................................

Sinh ngày: ..................................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số:.......................do cơ quan ......................... cấp ngày......................................

Hộ khẩu thường trú/trụ sở (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

(sau đây gọi là Bên B)

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: Tài sản đặt cọc

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc

ĐIỀU 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là: ................., kể từ ngày ..........................  

ĐIỀU 3: Mục đích đặt cọc

Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

ĐIỀU 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;

c) Các thỏa thuận khác ...

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Các thỏa thuận khác ...

ĐIỀU 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Các thỏa thuận khác ...

2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).

b) Các thỏa thuận khác ...

ĐIỀU 6: Việc nộp lệ phí công chứng

Lệ phí công chứng hợp đồng này do Bên ...... chịu trách nhiệm nộp. 

ĐIỀU 7: Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

3. Các cam đoan khác...

ĐIỀU 9: Điều khoản cuối cùng

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

3. Hợp đồng có hiệu lực từ:   

                              Bên A                                                                   Bên B                                

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                           (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

  NGUYỄN VĂN A                                                 NGUYỄN VĂN B

--------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:

Câu hỏi - Xác định tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ

Công ty Luật Minh Gia cho tôi hỏi. 1. Tôi có mua 1 lô đất  từ năm 2007 chỉ có giấy tờ viết tay không có xác nhận của chính quyền địa phương nhưng bây giờ tôi muốn làm giấy có xác nhận của chính quyền địa phương có được không? nếu được thì cần những thủ tục gì? 2. Tôi có mua 1 lô đất  từ năm 2008 chỉ có giấy tờ viết tay không có xác nhận của chính quyền địa phương hiện giờ lô đất đó đang vào quy hoạch treo, bây giờ tôi muốn làm giấy có xác nhận của chính quyền địa phương có được không? nếu được thì cần những thủ tục gì? Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thời điểm thực hiện việc mua bán là năm 2007, 2008 nên sẽ căn cứ Luật đất đai 2003 để xác định tính hợp pháp. Cụ thể, Điều 106 quy định:

"Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; ... khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất."

Ngoài ra, Luật đất đai quy định: "Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất."

Như vậy, nếu hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà chỉ có hai bên ký, không có công chứng hoặc chứng thực thì sẽ không có giá trị pháp lý. Hiện nay, muốn UBND xã xác nhận thì có thể liên hệ trực tiếp với UBND xã.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo