Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp về di sản thừa kế hiện nay ngày càng phổ biến, xuất phát từ việc các đồng thừ kế không thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản, do đó để tránh các tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra thì những người được hưởng thừa kế cần nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề phân chia di sản thừa kế

Khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên việc phân chia di sản hiện nay vẫn còn nhiều tranh chấp do các bên không thỏa thuận, hợp tác trong việc phân chia di sản dẫn đến trường hợp phải giải quyết tại Tòa án.

Do đó, nếu gia đình bạn gặp phải vấn đề này và chưa biết phải giải quyết như thế nào thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được giải đáp vướng mắc.

Bên cạnh đó, nếu bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế chúng tôi cập nhật sau đây.

2. Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Nội dung đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế bao gồm các thông tin về người để lại di sản, tài sản thừa kế để lại, nhân thân người để lại di sản thừa kế, nội dung vi phạm và các nội dung khác liên quan, cụ thể như đính kèm trên đây:

khieu-nai-phan-chia-di-san-thua-ke-jpeg-04122012011727-U1.jpeg

Luật sư tư vấn và hướng dẫn viết đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

ĐƠN KHỞI KIỆN CHIA THỪA KẾ (Mẫu)

Kính gửi: Tòa án nhân dân........

Tôi là:............................................................................................... Sinh năm.

Trú tại:................................................................................................................

Điện thoại nhà riêng.............................Cơ quan...............................Di động.

Tôi làm đơn này khởi kiện: (Chia thừa kế đối với)

Họ tên:.............................................................................................. Sinh năm.

Trú tại:................................................................................................................

Điện thoại: Nhà riêng.............................Cơ quan...............................Di động......................

NỘI DUNG VỤ VIỆC:

(Trình bày họ tên bố mẹ, chết ngày, tháng, năm nào. Bố mẹ sinh được bao nhiêu người con, địa chỉ nơi ở? Nếu có người nào đã chết thì khai thêm vợ hoặc chồng và các con của người đó). Bố mẹ chết có để lại di chúc không? Nếu có di chúc thì ghi nội dung chủ yếu của di chúc)

Tài sản của bố mẹ để lại gồm những gì? Miêu tả rõ hiện trạng tài sản giá trị tài sản theo giá trị thị trường hiện tại? Tài sản hiện do ai quản lý sử dụng?

Quá trình từ giải quyết hoặc chính quyền hòa giải

YÊU CẦU CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN

Ghi rõ yêu cầu cụ thể, chi tiết.

mối quan hệ giữa người kiện và người bị kiện, nguồn gốc tài sản, quá trình giao dịch thỏa thuận, sự vi phạm của người bị kiện, quá trình tự giải quyết hoặc chính quyền hòa giải)

 

Hà Nội, ngày......tháng......năm 200...

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

-----

3. Thủ tục khai nhận phân chia di sản thừa kế

Câu hỏi:

Chào luật sư, công ty luật Minh Gia. Tôi xin được phép hỏi về vấn đề chia đất đai trong gia đình bố mẹ tôi ạ. Ông bà nội tôi sinh được 5 người con thì mất sớm năm 1966 ông bà mất các anh em đùm bọc ở với nhau tại nhà của bố mẹ để lại đến lớn thì lập gia đình. Bác cả ở lại ngôi nhà đó đến thời điểm hiện tại, diện tích miếng đất là 2.300 m2, nay 2 chú ở xa muốn về quê sum họp anh em nên đề ghị bác cả chia bớt cho mỗi người 200m2 nhưng bác ko chịu, hiện tại bác mới làm bìa đỏ đất tháng 12 năm 2017 dù không được các anh em trong nhà ký nhưng ở xã vẫn làm bìa cho bác như thế có sai pháp luật không ạ, nếu muốn được chia đất thì cần những thủ tục gì ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì khi ông bà mất không để lại di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật tức các anh chị em trong gia đình có quyền được hưởng di sản thừa kế,  nên nếu muốn cấp sổ đỏ cho bác về phầ tài sản này phải có sự đồng ý của các anh chị em trong gia đình, nếu UBND làm sang tên bìa cho bác mà không có chữ ký thì đang vi phạm quy định pháp luật. Theo đó, nếu như muốn thực hiện thủ tục hợp pháp anh/chị phải làm thủ tục khai nhận phân chia di sản thừa kế và làm thỏa thuận chuyển nhượng cho bác theo hướng dẫn nêu trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo