LS Ngọc Anh

Luật sư tư vấn về trường hợp dùng sổ hộ khẩu để thế chấp vay tiền

Trường hợp thế chấp sổ hộ khẩu để vay tiền thì giao dịch thế chấp có hợp pháp hay không? Trường hợp chủ hộ không trả được nợ thì nhân khẩu trong hộ gia đình có phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Tuy nhiên, không phải tài sản, giấy tờ nào cũng có thể mang ra để thực hiện nghĩa vụ thế chấp. Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến biện pháp thế chấp tài sản, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về việc dùng sổ hộ khẩu để thế chấp vay tiền

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Tôi muốn xin tư vấn một số vấn đề về trường hợp mẹ tôi đã mượn hộ khẩu nói rằng làm giấy tờ nhập viện, nhưng sự thật là bà ý đi vay tiền . Vậy xin hỏi khoản tiền mẹ tôi vay, nếu bà ấy không trả được liệu có ảnh hưởng đến ngôi nhà của bố con tôi không? Cụ thể nội dung tôi muốn hỏi tư vấn như sau:

Bố mẹ tôi đã ly thân được hơn 10 năm nhưng không có giấy tờ chứng minh ly thân. Trước đây khi chung sống bố mẹ tôi có mua 1 ngôi nhà. Sau khi mẹ tôi bỏ đi nhưng không làm giấy tờ ly hôn. Bố tôi nuôi 2 anh em tôi từ lúc mẹ tôi bỏ đi trong căn nhà đó. Đến bây giờ do vẫn còn tên trong hộ khẩu nên mẹ tôi đã mượn hộ khẩu nói rằng làm giấy tờ nhập viện, nhưng sự thật là bà ý đi vay tiền . Vậy xin hỏi khoản tiền mẹ tôi vay, nếu bà ấy không trả được liệu có ảnh hưởng đến ngôi nhà của bố con tôi không?

Vấn đề thứ 2 tôi muốn hỏi: mẹ tôi có hỏi mượn giấy khai sinh của tôi với lí do làm giấy tờ. Sau khi hỏi thăm bạn bè tôi được cho biết rằng có thể mẹ tôi đi vay tiền và mang tôi ra làm đảm bảo. Vậy xin hỏi pháp luật có điều luật nào về hình thức vay tiền này không?

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc mẹ bạn dùng sổ hộ khẩu để đi vay tiền. Thì hộ khẩu là phương thức quản lý nhân khẩu của quốc gia và chỉ có ý nghĩa về mặt quản lý hành chính, vì vậy mà cuốn sổ hộ khẩu không liên quan đến quyền sử dụng ngôi nhà của gia đình bạn. Do vậy mà nếu như mẹ bạn không có khả năng trả nợ thì ngồi nhà của bạn đang sinh sống sẽ không bị đem đi phát mại, bởi mẹ bạn không có giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà.

Thứ hai, về hình thức vay tiền. Ở đây không rõ là mẹ bạn vay tiền từ các tổ chức tín dụng hay vay tiền từ cá nhân có tiền vay. Nếu vay tiền từ các tổ chức tín dụng thì có 2 hình thức bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ- CP Nghị định về giao dịch bảo đảm đó là:

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản, bao gồm cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba

- Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản, bao gồm tín chấp và bảo lãnh từ bên thứ ba

Trong trường hợp mẹ bạn vay tiền của cá nhân có tiền vay thì trên thực tế có rất nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015:

“Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản”

Tuy nhiên theo nội dung bạn trình bày, việc mẹ bạn sử dụng giấy khai sinh của bạn để bảo đảm cho việc vay tiền của mẹ bạn, thì không có quy định nào của pháp luật nói về hình thức vay tiền này. Tuy nhiên khi ngân hàng cho vay tiền bằng biện pháp tín chấp thì hiện nay ngân hàng thường yêu cầu phải cung cấp các giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hóa đơn điện….Bạn có thể yêu cầu mẹ trả lại các giấy tờ trên, nếu mẹ bạn có thể hoàn tất thủ tục vay bằng các giấy tờ đó thì đây là khoản vay của mẹ bạn và mẹ bạn có trách nhiệm phải trả, nếu bố và hai anh em bạn không đứng ra bảo lãnh thì không có nghĩa vụ phải trả, tuy nhiên nếu căn nhà là tài sản chung của bố mẹ thì khi mẹ bạn không trả được tiền thì phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung sẽ bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho phía ngân hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Luật sư tư vấn về trường hợp dùng sổ hộ khẩu để thế chấp vay tiền. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo