Luật sư Trần Khánh Thương

Lấy lại phương tiện khi bị công an tạm giữ, tịch thu

Chào luật sư, tôi có đi tham gia đòi nợ thuê cho 1 người quen. Khi đi tôi đi cùng 2 người nữa . Khi gặp con nợ chúng tôi đang đứng nói chuyện và chưa xảy ra vde gì cả ,cũng chưa có lời nói nào đe doạ con nợ thì CAn đến mời chúng tôi về CAP kiểm tra làm rõ . Về đến cq công an thì ktra trong cốp xe tôi có 1 dao gấp . CAP đã thu giữ toàn bộ điện thoại và xe máy của chúng tôi và có biên banr tạm giữ tôi đã kí .


Sau đó chúng tôi đc chuyển lên CAn quận để điều tra làm rõ , khi lên CAn quận thì mọi đồ đạc đt xe cộ cũng đc chuyển lên . Tối đó tôi có viết đơn xin hợp tác điều tra cùng cquan CAn . Sau 1 ngày ở CAP và 1 ngày ở CAn quận chúng tôi được cho về và tôi đc chuyển về phường để xử phạt sử dụng ma tuý vì test nước tiểu có nên tôi nộp phạt 750.000 r về. Theo tôi thấy hành vi của tôi chưa gây hậu quả và con dao trong cốp tôi cũng k hề mang ra đe doạ hay có lời nói gì đe doạ con nợ mà vẫn chỉ dừng lại ở việc mời con nợ vào quán nước nc vs chủ nợ và hơn nữa chúng tôi chưa bị CAn quận ra lệnh tạm giữ . Vậy tại sao đến ngày hnay tôi vẫn chưa được nhận lại đồ đạc bị giữ ? Và mong lsu phân tích giúp tôi mắc phải những tội danh gì ? Làm thế nào tôi lấy lại đồ của mình ?


Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Đối với hành vi tàng trữ con dao gấp trong cốp xe, anh còn có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

 

"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
...."


Ngoài ra anh còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật (theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Căn cứ theo quy định tại Điều 125
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
....
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

....
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

..."

 

Theo đó, khi phát hiện ra hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của người vi phạm để xác minh nhưng phải lập thành văn bản trong đó xác định thời hạn tạm giữ. Hết thời hạn ghi trong quyết định đó, anh có quyền đến nhận lại phương tiện đã bị tạm giữ là chiếc xe máy. Nếu cơ quan công an tạm giữ phương tiện của anh nhưng không có quyết định tạm giữ thì hiện tại anh nên đến trực tiếp cơ quan đã tạm giữ đồ của mình để yêu cầu nhận lại.



Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Lấy lại phương tiện khi bị công an tạm giữ, tịch thu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Khánh Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo