Trần Phương Hà

Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ bị xử lý như thế nào

Hóa đơn là chứng từ ghi nhận lại tình trạng thu chi trong doanh nghiệp, hay nói cách khác, chỉ khi doanh nghiệp có một nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh thu chi thì mới có thể có hóa đơn. Thế nhưng, trên thực tế có rất nhiều trường hợp kinh doanh có phát sinh thu, chi nhưng người kinh doanh lại không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

1. Luật sư tư vấn vấn đề hóa đơn, chứng từ

Thời gian gần đây, thông qua các phương tiện thông tin, mạng xã hội có thể thấy có rất nhiều trường hợp kinh doanh, buôn bán hoặc vận chuyển hàng hóa nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh xuất xứ hàng hóa, sản phẩm dẫn đến bị tịch thu hàng hóa, sản phẩm và bị xử phạt vi phạm hành chính, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự

Trên thực tế hiện nay tình hình kinh doanh đặc biệt là kinh doanh online ngày càng phát triển, có rất nhiều trường hợp kinh doanh với số lượng hàng hóa lớn nhưng khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hàng hóa thì không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Hành vi kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn chứng từ được xác định là một hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và an toàn xã hội.

Vậy cụ thể hành vi kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ trong trường hợp nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và trường hợp nào sẽ bị xử lý hình sự? Mức phạt đối với hành vi này cụ thể như thế nào? Nếu bạn đang gặp các vướng mắc cần tư vấn về vấn đề này, bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề nêu trên.

2. Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp tôi.Tôi tính mở Shop kinh doanh túi xách da bò hàng Trung Quốc giá 1 sp khoảng 100.000 đồng/sp đến 200.000 đồng/sp . Hàng được nhập thông qua đơn vị trung gian chuyên đưa hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Hàng đưa về không có hoá đơn chứng từ gì hết. Vậy nay tôi đăng ký kinh doanh trên phường và bắt đầu kinh doanh buôn bán tại địa chỉ đăng ký trên giấy phép kinh doanh thì có vi phạm pháp luật hay không? Và nếu đội quản lý thị trường kiểm tra thì tôi có mất hết hàng hay không? Nếu đó là hình thức kd vi phạm pháp luật thì tôi phải làm sao để tiếp tục kinh doanh túi xách tại địa chỉ kdoanh đó.Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn--

Trả lời: Cám ơn chị đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của chị chúng tôi xin trả lởi như sau:

Việc chị buôn bán hàng quá nhập khẩu từ nước ngoài về mà không có hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì hàng hóa này bị coi là hàng hóa nhập lậu theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP'' Hàng hóa nhập lậu” gồm:

.....

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

...."

Vì vậy, Chị có thể bị xử lý hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu theo Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ''1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu"

Ngoài ra , chị còn có thể bị áp dụng  Hình thức xử phạt bổ sung Theo Khoản 4 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP bao gồm:

- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm 

- Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm  trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Để việc kinh doanh của chị hợp pháp thì khi chị nhập khẩu các túi xách này phải có các hóa đơn, chứng từ hợp pháp và làm các thủ tục kê khai hải quan cho hàng hóa nhập khẩu

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo