Trần Phương Hà

Không đứng tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế không

Thừa kế theo pháp luật là gì? Sự khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề thừa kế theo pháp luật qua nội dung tư vấn sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Theo quy định pháp luật dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật phụ thuộc phần lớn vào việc người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc hay không. Vì vậy, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này, bạn có thể tham khảo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến vấn đề thừa kế theo pháp luật, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về vấn đề thừa kế theo pháp luật

Nội dung câu hỏi: Em chào Công ty luật Minh Gia, Em có một số thắc mắc này mong Luật sư tư vấn giúp em ạ Hộ khẩu gia đình em có 5 người: Mẹ, ba và 3 chị em (có 1 em 13 tuổi). Căn nhà đang ở gồm 2 sổ đất: 1 sổ do Mẹ đứng tên, 1 sổ do Dì đứng. Hộ khẩu do mẹ đứng tên, mẹ em mất ngày 1/3/2017. Trên mẹ còn Bà Ngoại. Câu hỏi của em:

1. Về tài sản thừa kế sẽ được chia như thế nào? Có liên quan đến sổ hộ khẩu hay không? Nếu tài sản thừa kế được chia cho Ngoại em nữa thì giờ em muốn làm đơn Bà Ngoại sẽ không nhận tài sản thừa kế đó và để lại cho chị em em được không? (Bà Ngoại đồng ý).

2. Em đã có gia đình nhưng chưa cắt khẩu, vậy khi em cắt khẩu thì phần thừa kế đó sẽ như thế nào? Em có được thừa hưởng và có quyền quyết định nữa không?Nếu sổ hộ khẩu đi làm lại để ba em đứng chủ hộ thì có liên quan đến phần thừa kế hay không? Ý định của chị em em là: Sổ hộ khẩu sẽ đổi để Ba em đứng tên (để tiện làm giấy tờ sau này). Sổ đất thì để nguyên không đổi tên cũng không cho Ba em đứng tên 1 mình vì ba em còn trẻ.

Mong Luật sư xem và tư vấn giúp em giờ em nên làm gì cho đúng ạ! Em cảm ơn Luật sư nhiều!

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau

Thứ nhất, vấn đề bà ngoại bạn có quyền được hưởng thừa kế với phần di sản của mẹ bạn

Khi mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tài sản của mẹ bạn sẽ trở thành di sản thừa kế và sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người sau sẽ được hưởng thừa kế theo quy định tai Điều 651 Bộ luạt dân sự 2015. 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản’

Như vây bà ngoại bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có quyền được hưởng di sản thừa kế do mẹ ạn để lai mà không phụ thuộc vào việc bà ngoai bạn có tên hay không trong sổ hộ khẩu Bên cạnh đó, bố bạn và các chị em của bạn cũng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai, bà ngoại có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?

Theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 về quyền từ chối nhận di sản như sau

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản’’

Như vậy, bà ngoại bạn có quyền từ chối nhân di sản nhưng phải được lập thành văn bản. Lúc đó, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất.

Thứ ba, vấn đề không nằm trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luât dân sự 2015, việc xác định hàng thừa kế theo pháp luật sẽ căn cứ trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữ người thừa kế với người được thừa kế. Ban sẽ vẫn được hưởng phần quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào việc bạn có cùng sổ hộ khẩu với bố mẹ hay không.

Bên cạnh đó việc thay đổi sổ hộ khẩu để bố bạn đứng tên trên sổ hộ khẩu sẽ không làm thay đổi quyền được hưởng thừa kế của bố bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo