Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Khởi kiện trách nhiệm dân sự bảo hiểm xe ô tô?

Hỏi: Công ty A có hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm B về bảo hiểm trách nhiêm dân sự chủ xe ô tô. Địa chỉ của A và B đều ở tỉnh X. Tai nạn giao thông xảy ra ở tỉnh Y, Tòa án cấp sơ thẩm xử về hình sự tách phần trách nhiệm của bảo hiểm để giải quyết bằng vụ kiện dân sự. Vậy vụ kiện dân sự này do Tòa sơ thẩm đã xử vụ án hình sự tiếp tục giải quyết hay đương sự khởi kiện tại những nới khác cũng thụ lý được.

khoi-kien-trach-nhiem-dan-su-bao-hiem-xe-o-to-jpg-12012013124626-U1.jpg

Luật sư tư vấn quy định về Trách nhiệm dân sự bảo hiểm xe ô tô

Trả lời: Khi đã xác định tách vụ án để giải quyết bằng vụ kiện dân sự thì tố tụng là tố tụng dân sự. Vụ án dân sự không nhất thiết phải do Tòa án đã xử vụ án hình sự giải quyết nhưng cũng không phải dương sự có thể khởi kiện dân sự tại bất kỳ Tòa án nào mà phải thực hiện khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, ai là nguyên đơn, ai là bị đơn mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện được xác dịnh như sau:

1. Nếu Công ty A khởi kiện đòi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm B là bị đơn dân sự , Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi Công ty Bảo hiểm có trụ sở (tại Xi – theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự); hoặc nếu X chỉ là nơi Bảo hiểm B có chi nhánh còn Công ty Bảo hiểm có trụ sở chính ở nơi khác thì nguyên đơn có thể lựa chọn yêu cầu Tòa án tại nơi Công ty có trụ sở chính hoặc Tòa án nơi Bảo hiểm B có chi nhánh tại X (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

2. Nếu Công ty bảo hiểm không phải là bị đơn, mà chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm cho bên được bảo hiểm là Công ty A (Bảo hiểm B là người có nghĩa vụ liên quan, Công ty A là bị đơn dân sự, còn nguyên đơn là bên thứ 3) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi Công ty A có trụ sở (tại Hà Nội); hoặc nguyên đơn có 21 thể yêu cầu Tòa án nơi nơi xảy ra tai nạn (tại Đà Nẵng ) giải quyết; thậm chí là Tòa án nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của nguyên đơn giải quyết (áp dụng điểm d khỏan 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

Chú ý: Theo quy định tại Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao thì về nguyên tắc chung, phần dân sự trong vụ án hình sự phải được giải quyết cùng với vụ án hình sự. Chỉ được tách để giải quyết phần hay một phần dân sự trong vụ án hình sự bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu và nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự;

b. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu;

c. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu, nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của Toà án nói riêng;

d. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân dự vắng mặt tại phiên toà và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự.

Đến nay, việc giải quyết (tách) vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đã được Bộ luật tố tụng hình sự quy định thành một nguyên tắc tại Điều 28: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo