Luật sư Trần Khánh Thương

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khởi kiện về thừa kế thế nào?

Kính gởi LS Minh Gia, Bố mẹ tôi qua đời để lại một tài sản rất lớn tại Đà Nẵng. Chúng tôi tổng cộng 10 anh chị em. Chín người hiện đang cư ngụ tại hải ngoại kể cả tôi. Hiện tại người anh thứ ba đang sử dụng tài sản này để sanh lợi.

Tôi và ba người chị em khác muốn bán tài sản này để chia đều cho 10 người nhưng anh tôi không chịu. Śáu người ̣ch̉ị em còn lại không màng đến tài sản này nhưng nếu tòa sử và được chia phần họ vẫn nhận. Nói tóm lại 6 người này không hợp tác trong vấn đề thưa kiện. Nhứ̃ng ́chi ̉tiết tôi muốn biết là:

1 - Là người Việt kiều tôi có thể khởi kiện không?

2 - Nếu chỉ ba người ̣đứng tên kiện, tòa có sử không?

3 - Nếu được tòa sử, tôi nên làm những gì? Xin cám ơn và chúc VP nhiều may mắn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền khởi kiện về thừa kế của người VN định cư tại NN

Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Và Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 465. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài

1. Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

2. Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Theo đó, tranh chấp về quan hệ dân sự phát sinh tại Việt Nam, những người có quyền lợi liên quan là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam. Bạn có thể trực tiếp khởi kiện hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện vệc khởi kiện yêu cầu giải quết tranh chấp.

Thứ hai, về người khởi kiện

Chỉ cần một trong những người thừa kế đứng ra khởi kiện thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết vụ án.

Thứ ba, sau khi nộp đơn khởi kiện và Toà án thụ lý vụ án, bạn tiến hành các thủ tục cần thiết theo thông báo của Toà án.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo