Phạm Việt Hằng

Kế toán nhà trường bị hiệu trưởng chèn ép bị xử lý như thế nào?

Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất định khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa cùng với tiền tệ và xuất hiện nhà nước. Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như những nguồn lực tài chính, những quỹ tiền tệ khác nhau, đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể trong xã hội. Trong môi trường giáo dục đại diện tài chính là cán bộ kế toán họ đóng vai trò là người tham mưu, cố vấn cho hiệu trưởng trong công tác quản lý tài

1. Luật sư tư vấn về hoạt động quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý tài chính là nhiệm vụ rất quan trọng của hiệu trưởng, không kém công tác quản lý dạy học. Nhưng do không có chuyên môn về lĩnh vực kế toán tài chính, nên trong nhiều trường hợp vẫn xảy ra sai sót trong quán trình quản lý tài chính của nhà trường. Điều này dẫn đến sự ra đời của kế toán trường học, bộ phận hỗ trợ cho họat động quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp. Do vậy hiệu trưởng và kế toán luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên trong nhiều trường hợp do bất đồng quan điểm có thể dẫn tới xung đột ảnh hưởng lợi ích của cả hai, nếu gặp phải trường hợp này mà chưa biết xử lý ra sao anh/chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia để được tư vấn rõ hơn.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, anh/chị vui lòng gửi câu hỏi hoặc gọi đến Luật Minh Gia để được hỗ trợ và bên cạnh đó anh/chị có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Quy định về hành vi tham ô, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức

Câu hỏi tư vấn: Kính gửi công ty Luật Minh Gia. Bản thân tôi đang có một nội dung vướng mắc kính mong quý công ty trợ giúp giải quyết. Hiện nay tôi đang làm nhân viên Kế toán một trường Trung học cơ sở Công lập. Trong quá trình làm việc, các nhiệm vụ về lĩnh vực được giao tôi đều hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo làm việc có một số nội dung Hiệu trưởng chỉ đạo không đúng với quy định, các khoản thu của nhà trường về học thêm, quỹ hội.... nhà trường thông qua hội phụ huynh thu một đằng nhưng hiệu trưởng chỉ đạo kế toán hoàn thiện hồ sơ chứng tư là một số tiền khác (nhỏ hơn với số thu), và một số nội dung khác hiệu trưởng chỉ đạo không nhất quán quan điểm. Vì vậy đôi lúc giữa kế toán và hiệu trưởng có những bức xúc. Chính vì lý do đó trong quá trình làm việc tôi thường xuyên bị hiệu trưởng gây khó dễ và vừa qua họp đánh giá chất lượng nhân viên cuối năm học, tôi bị hiệu trưởng lôi kéo một số giáo viên cố tình đánh giá tôi hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ 3, kết quả cuối cùng tại hội nghị thông qua vẫn đạt 18/27 phiếu đạt ở mức độ 2. Tuy nhiên theo nắm bắt sau đó khi báo cáo lên cấp trên, Hiệu trưởng vẫn cố tình sửa số liệu và đánh giá tôi cuối cùng ở mức độ 3. Với các nội dung đó hiệu trưởng nhà trường có mắc tội cố ý làm sai và trù dập nhân viên hay không, bây giờ tôi muốn kiến nghị, khiếu nại thì căn cứ vào các nội dung nào của pháp luật và giải quyết ra sao. Kính mong quý công ty giúp tôi các quy định pháp lý liên quan. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của anh/chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hành vi tham ô của hiệu trưởng

Theo như thông tin mà anh/chị cung cấp hành vi của hiệu trưởng thông qua chỉ đạo của mình làm thay đổi số liệu dẫn đến sai lệch nguồn thu, để định đoạt tài sản đó cho riêng mình, thì đối với hành vi này có thể cấu thành tội tham ô tài sản, cụ thể quy định tại khoản 1 điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội tham ô tài sản

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

Trong trường hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà hiệu trưởng có thể bị xử phạt ở nhiều mức độ khác nhau, nhận thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật anh/chị có thể làm đơn tố cáo nặc danh, kèm theo các chứng cứ liên quan gửi lên cơ quan công an để xem xét giải quyết.

 Thứ hai, đối với hành vi chèn ép nhân viên

Nếu có đủ chứng cứ chứng minh việc hiệu trưởng thường xuyên gây khó dễ, lôi kéo các giáo viên khác dẫn đến kết quá đánh giá mức độ hoàn thành công việc bị sai thì trước tiên anh/chị cần xem xét lại hợp đồng làm việc đã kí kết và nội quy hoạt động của đơn vị từng tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, nếu như không có được câu trả lời cho hành vi đánh giá xếp loại sai với năng lực của nhân viên anh/chị có thể làm đơn tố cáo gửi lên Ban giám hiệu nhà trường. Nếu không được giải quyết thì anh/chị có thể gửi đơn lên Phòng giáo dục và đào tạo nơi trường có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Mặt khác nếu hành vi cản trở công việc của hiệu trưởng gây ra thiệt hại cho anh/chị trong hoạt động công tác cũng như ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của anh/chị thì hiệu trưởng phải có nghĩa vụ bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra cụ thể theo quy định tại điều  584 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo