Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hướng dẫn cách tính ngày nghỉ phép năm theo luật Lao động

Khi làm việc thì một trong những chế độ mà người lao động quan tâm nhất chính là thời gian nghỉ hằng năm hay còn gọi là nghỉ phép năm. Nhiều người vẫn xem đó là một ưu đãi đặc biệt của một vài công ty dành cho người lao động. Vậy, chế độ nghỉ phép năm của người lao động, cách tính ngày nghỉ phép năm được pháp luật quy định như nào? Để tìm hiểu chi tiết về chế độ nghỉ phép năm, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn như sau:

1. Tư vấn về chế độ nghỉ phép năm của người lao động

Hiện nay, rất nhiều công ty đưa ngày nghỉ phép năm vào thông tin tuyển dụng như quyền lợi đặc biệt để thu hút ứng viên. Tuy nhiên trên thực tế, chế độ nghỉ hằng năm là một chế độ mà người lao động đương nhiên được hưởng theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Số thời gian nghỉ phép năm của người lao động;

+ Cách tính ngày nghỉ phép năm của người lao động;

+ Thanh toán tiền lương những ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa nghỉ;

+ Tư vấn trình tự, thủ tục khiếu nại khi doanh nghiệp vi phạm chế độ nghỉ hằng năm;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn qua hòm mail: lienhe@luatminhgia.vn hoặc Gọi: 1900.6169, bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Cách tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi làm việc cho ngân hàng từ năm 2011. năm nay (8/2016) tôi nghỉ phép được ngân hàng tính phép căn cứ theo điều 114 luật lao động và điều 7 nghị định 45, vậy ngày phép tôi tính đến tháng 8/2016 được tính là (1 ngày thâm niên+12 ngày phép) X (tháng hiện tai:8 - 1) rồi chia cho 12 làm tròn = 8 ngày như vậy là đúng hay sai. 

Tôi đã làm hơn 12 tháng tại sao lại áp dụng điều 114 luật lao động và điều 7 nghị định 45? Mong luật sư tư vấn tôi sẽ phải làm gì để được ngân hàng tính đúng được hưởng 12 ngày phép và 1 ngày thâm niên chứ không phải mới tới tháng 8 chỉ được nghỉ 8 ngày. Mong luật sư tư vấn! Trân trọng cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 111. Nghỉ hằng năm - Bộ luật lao động 2012 quy định:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm."

A/c đã làm việc trên 5 năm tại công ty, theo đó khi a/c làm việc đủ 12 tháng thì sẽ tương ứng với 13 ngày nghỉ phép năm. Tuy nhiên, lịch nghỉ hàng năm sẽ do công ty quyết định. Do đó, về quyền lợi a/c có 13 ngày phép năm tương ứng với 12 tháng đã làm việc. Song công ty có quyền giải quyết phép năm cho a/c theo nhiều đợt khác nhau mà không bắt buộc phải giải quyết 1 lần cho hết số phép năm này. Do vậy, tùy vào yêu cầu công việc và nguyện vọng của a/c công ty sẽ giải quyết cho a/c số lượng ngày nghỉ phù hợp.

>> Luật sư tư vấn chế độ nghỉ phép, gọi: 1900.6169

------------

Câu hỏi thứ 2 -  Điều kiện hưởng trợ cấp chuyển vùng quy định thế nào?

Ngày 01/10/201x tôi được tuyển dụng vào biên chế và được điều động đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (khi đó tôi chưa lập gia đình) và được hưởng các chế độ theo nghị định 116. trong năm 2011 tôi lập gia đình. Đến tháng 5/2013 vợ tôi được tuyển dụng và đến công tác cùng đơn vị với tôi. cả gia đình tôi chuyển đến công tác tại vùng khó khăn. tôi muốn hỏi gia đình tôi có được hưởng chế độ trợ cấp chuyển vùng theo quy định tại khoản 2 điều 6 nghị định 116 không? (tôi có hỏi kế toán trưởng trong ngành thì được giải thích là vì tôi lấy vợ sau khi tôi đến công tác tại vùng khó khăn). rất mong nhận được sự tư vấn của quý công ty.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự cụ thể sau đây: 

>> Quy định về trợ cấp khi chuyển sang vùng đặc biệt khó khăn

Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng:

"Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

2. Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;

3. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".

Theo thông tin anh cung cấp thì 2011 anh đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Thời điểm đó chỉ có mình anh chuyển đến, do đó chỉ được hưởng chế độ trợ cấp lần đầu mà không được hưởng chế độ trợ cấp chuyển vùng cho hộ gia đình là đúng theo quy định của pháp luật.

Đến 5/2013, vợ anh cũng đến công tác cùng đơn vị với anh, khi đó vợ anh được trợ cấp lần đầu theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Trường hợp có gia đình chuyển theo vợ anh (bố mẹ, các con...) thì sẽ được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung. Nếu chỉ có mình vợ anh chuyển đến thì sẽ không có chế độ trợ cấp chuyển vùng cho hộ gia đình (vì anh đã công tác tại đơn vị từ trước đó, không thuộc trường hợp chuyển đến).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo