LS Nguyễn Phương Lan

Hợp đồng vay tài sản vô hiệu do bị lừa dối xử lý như thế nào?

Nội dung hỏi tư vấn: Chào luật sư, tôi là N, hiện sống và làm việc tại H, tôi có một số vấn đề cần luật sư tư vấn về trường hợp hợp đồng vay tài sản vô hiệu do bị lừa dối sẽ bị xử lý như thế nào. Nội dung như sau:

 

Ba của tôi trước lúc qua đời ông làm giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phường, trong thời gian làm việc, ông có làm một số hợp đồng mang tên 2 chị em tôi và chú tôi,tổng cộng 4 hợp đồng vay vốn, theo lời kể của nhân viên quỹ.

Sau khi ông qua đời thì quỹ tín dụng mới thông báo cho gia đình chúng tôi biết về 4 hợp đồng vay vốn và yêu cầu gia đình tôi phải trả nợ các hợp đồng trên.

Hợp đồng vay của tôi và chú tôi thì tôi và chú có ký tên vay nhưng hoàn toàn ko nhận được tiền,trong hợp đồng số chứng minh nhân dân của tôi và chú cũng ko chính xác,hợp đồng đã được soạn sẵn,rồi ba tôi điện thoại tôi và chú về để ký vay,vì tin ba mình nên chúng tôi không thắc mắc.

Về hợp đồng mang tên chị tôi,chị tôi hoàn toàn ko biết và cũng không đặt bút ký. Sau khi ba tôi qua đời,1 mặt vì không muốn lớn chuyện,1 mặt vì uỷ ban phường,công an phường,quỹ tín dụng hôm nào cũng gửi giấy mời gia đình chúng tôi về làm việc,ép chúng tôi trả toàn bộ số nợ.

Sau 1 thời gian, tôi đã trả xong nợ của tôi và của ba tôi,nợ của chú tôi và chị tôi đã được trả một nửa.

Khi trả nợ thì chúng tôi được quỹ tín dụng cho biết sẽ ko thu lãi,nhưng đến nay sau 1 thời gian thì quỹ lại yêu cầu gia đình tôi trả lãi,hiện tại gia đình chúng tôi rất mệt mỏi và bức xúc.

Vì vậy,kính mong luật sư giúp đỡ,tư vấn giúp tôi,việc quỹ tín dụng làm như vậy là đúng hay sai? Hợp đồng của chị tôi,tôi,và chú tôi có đúng pháp luật ko? Chúng tôi cần phải làm gì để giải quyết vụ việc trên,cám ơn luật sư!

 

=> Tư vấn quy định về hợp đồng vay tài sản vô hiệu, gọi 19006169 

 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin trả lời yêu cầu của chị như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề hợp đồng vay tài sản có đúng pháp luật hay không?

 

Đối với hợp đồng vay của chị gái chị thì chị gái chị đã không kí vào hợp đồng mà chỉ có thông tin của chị gái chị mà cũng không có giấy tờ uỷ quyền gì cho nên hợp đồng vay tài sản của chị gái chị sẽ không có hiệu lực pháp luật.

 

Đối với hợp đồng vay tài sản của chị và chú chị thì vì 2 người đã ký vào hợp đồng, mà chị còn nói đây là hợp đồng được soạn sẵn thì lý do gì mà chú chị và chị không đọc kỹ hợp đồng mà lại ký vào như vậy. Cho nên, với trường hợp này thì nếu như chị và chú chị thực sự không biết nội dung của hợp đồng vay tài sản đó thì có thể kiện và yêu cầu hợp đồng vay tài sản này vô hiệu do không đáp ứng được các điều kiện của một hợp đồng dân sự(giao dịch dân sự). Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015 thì quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:


“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

 

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

 

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

 

Theo đó, khi không đáp ứng được các yêu cầu trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, mà trường hợp  này chú chị và chị có tham gia giao dịch nhưng không hoàn toàn tự nguyện cho nên, chị và chú chị có thể kiện yêu cầu hợp đồng vay tài sản vô hiệu do không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

 

Thứ hai, với việc làm của quỹ tín dụng thì chị nên để ý tới thời hạn trả lãi, bởi theo quy định của pháp luật thì nếu trả trong hạn thì sẽ không có lãi suất, nhưng nếu chị trả tiền mà quá hạn thì ngân hàng sẽ tính thêm lãi suất quá hạn; cụ thể tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 có quy định Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

 

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

 

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

 

Cho nên, chị cần xem xét lại thời hạn phải trả tiền thì mới có thể xác định được việc quỹ tín dụng làm đúng hay sai. Và nếu như chưa hết thời hạn trả tiền mà quỹ tín dụng vẫn bắt trả lãi thì chị có thể làm đơn khiếu nại tới tổ chức quỹ tín dụng để họ giải quyết cho chị.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hợp đồng vay tài sản vô hiệu do bị lừa dối xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng. 

Luật gia Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo