Phương Thúy

Hợp đồng vay tài sản không quy định lãi suất có phải đóng không?

Các bên được thảo thuận lãi suất là bao nhiêu? Khi nào được đòi lại tài sản cho vay khi không quy định về thời gian trả? Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi? Bên vay chết thì ai có trách nhiệm trả khoản nợ đó?

1.Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang quan tâm đến hoạt động vay tài sản và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ.

Để minh họa  cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để ban tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Hợp đồng vay tài sản không quy định lãi suất có phải đóng không?

Nội dung câu hỏi: Kính chào công ty luật MG. Tôi. Muốn hỏi về việc cho vay tiền ở ngoài. Khoảng 15 năm trước đến nay do hoàn cảnh gia đình khó khăn mẹ tôi có vay tiền của 1 người quen. Lúc đầu vay ít nhưng sau đó do khó khăn nên vay thêm, nhưng  đến khoảng đầu tháng 8/2017 mẹ tôi đã cố gắng trả và bây giờ còn thiếu 20 triệu. lúc vay có viet giấy vay tiền nhưng không có ghi vào lãi suất. thực tế moi tháng mẹ tôi đều phải đóng 1tr6 tiền lãi /20 triệu, tháng nào đóng trể hoặc để qua tháng sau đóng người đó đều nói nặng mẹ tôi thậm chí có khi còn chửi bới mẹ tôi. Tôi muốn hỏi như vậy người cho vay này có vi phạm pháp luật hay không? Và nếu có người này sẽ bị xử lý như thế nào. Người cho vay này là nhân viên bán bảo hiểm, nhưng trên thực tế là chủ hụi và cho vay.

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

 

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

 

Khoản 1 điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất cho vay như sau:

 

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

 

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”

 

Khi có căn cứ chứng minh số tiền mẹ bạn phải đóng hàng tháng ( 1.6 triệu) là khoản tiền lãi của hợp đồng vay tài sản, thì người cho vay đã vi phạm quy định về lãi suất cho vay của hợp đồng vay tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015. Theo như bạn thông tin, hàng tháng mẹ bạn phải đóng mức tiền là 1.6 triệu/20 triệu. ( 20 triệu là khoản tiền vay). Như vậy, 1 năm số tiền lãi mẹ bạn sẽ phải đóng là 19.2 triệu đồng lớn hơn nhiều so với mức 20% của khoản tiền vay.

 

Căn cứ theo khoản 1 điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng  hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

 

Với trường hợp của mẹ bạn, 20% của 20 triệu là 4 triệu đồng/năm mà mỗi năm mẹ bạn phải đóng 19.2 triệu tiền lãi (chưa cao gấp 5 lần 20% của khoản tiền vay) như vậy, hành vi này chưa cấu thành tội cho vay lãi nặng theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Trường hợp của mẹ bạn, khi có tranh chấp xảy ra, thì Tòa án sẽ không thừa nhận mức lãi suất vượt quá đó, bên cho vay phải trả lại cho mẹ bạn phần lãi suất vượt quá mà mẹ bạn đã trả cho phía bên kia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo