Luật sư Vũ Đức Thịnh

Hợp đồng ủy quyền có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết?

Ủy quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình là vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên việc ủy quyền phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật, vậy khi bạn ủy quyền bạn cần lưu ý các điều kiện để đảm bảo hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật, nếu bạn có vướng mắc bạn có thể tham khảo ý kiến của Luật sư.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề ủy quyền

Pháp luật dân sự hiện hành có quy định cụ thể về vấn đề ủy quyền, tuy nhiên trong quá trình thực hiện trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật về ủy quyền, dẫn đến văn bản ủy quyền không có giá trị pháp lý, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.

Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề trên và chưa nắm rõ các quy định pháp luật thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi nào?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi hiên tại có khối tài sản chung có giá trị. Chúng tôi dự định ra công chúng làm giấy ủy quyền vơi nội dung (chăng may một trong hai người bị chết đột xuất thì người con lại tự định đoạt khối tài sản chung đó mà không cần sự tham gia của các con). Ủy quyền đẻ sẵn như vậy có được không. Xin chân thành cảm ơn

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Các căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 140: Thời hạn đại diện

"3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được."

Như vậy, trường hợp vợ chồng bạn làm ủy quyền cho người còn lại được quyền định đoạt khối tài sản chung sau khi 1 người chết đột ngột không có ý nghĩa gì, vì khi một bên ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền cũng đương nhiên chấm dứt.

Với nguyện vọng của vợ chồng bạn thì có thể làm di chúc, nội dung di chúc sẽ để lại toàn bộ di sản cho vợ/chồng. Di chúc chỉ có hiệu lúc sau khi người để lại di chúc chết, khi đó người còn lại có quyền hưởng di sản thừa kế do người kia để lại và có quyền tự định đoạt khối tài sản đó.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo