Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về việc chuyển nhượng tài sản đang bị thế chấp

Công ty Luật Minh Gia tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.


Câu hỏi tư vấn:
Chào Công ty Luật Minh Gia! Xin công ty tư vấn giúp e, trả lời những câu hỏi mà e rất thắc mắc..
Em có tham gia vụ kiện với ngân hàng Agribank CN Sadec, Đồng Tháp. Lúc trước mẹ em có làm ăn qua lại với anh Sơn và anh Sơn thiếu mẹ em 3 tỷ đồng nhưng không có khả năng trả. Anh Sơn mới kêu mẹ em mua tài sản của anh là nhà trọ với giá 6 tỷ trừ nợ và đưa phần còn lại cho anh Sơn bằng tiền mặt. Nhưng vào thời điểm đó mẹ em khong có khả năng nên mới gặp chú Nới (bạn thân của mẹ) trao đổi là chú Nới hùng mua tài sản với mẹ e 1 nửa còn lại rồi cả 2 hơp tác làm ăn. Thì chú Nới đồng ý. Khi mẹ và chú Nới đến gặp Sơn thì Sơn nói tài sản nhà trọ này Sơn đang vay ngân hàng Agribank số tiền vay và lãi vay là 1,6 tỷ. Anh Sơn nói nếu chú Nới muốn mua thì nộp hết tiền vay và lãi ngân hàng để lấy giấy chủ quyền ra sang tên. Tức là khi trừ cấn nợ với mẹ e 3 tỷ cộng với 2,6 tỷ chú Nới nộp ngân hàng thì chú Nới phải đưa tiền mặt còn lại là 400 triệu cho Sơn. Do Sơn đã mất uy tín nên mẹ e và chú Nới yêu cầu Sơn đến gặp ngân hàng làm giấy thoả thuận. Thế là cả 3 bên gồm Sơn (người bán tài sản nhà trọ), chú Nới (người mua tài sản nhà trọ) và ngân hàng Agribank, cả 3 cùng lập ra giấy thoả thuận mua bán tài sản đảm bảo do ngân hàng đứng ra làm chứng và soạn thảo có chữ ký cả 3 bên vào ngày 05/03/2012. Mỗi bên giữ 1 bản. Đến khi chú Nới nộp được 1,4 tỷ còn 1,2 tỷ thì chú Nới yêu cầu Sơn và ngân hàng Agribank ra đưa giấy chủ quyền để làm thủ tục sang tên cho chú Nới. Thì lúc này, anh Sơn ko chịu bán và đòi phải đưa đủ 6 tỷ tiền mặt ko được trừ 3 tỷ của mẹ e. Lu bu, lấn cấn và do chú đi tìm hiểu là tài sản này Sơn hùng với 2 người nữa. Và người đứng tên giám đốc kinh doanh nhà trọ là bà Kim chứ ko tiền 1,3 tỷ đã nộp vào ngân hàng mua tài sản đảm bảo ko thành thì ngân hàng ko trả phải là Sơn ký tên với tư cách là giám đốc như bản thoả thuận mua tài sản đảm bảo của ngân hàng lập nên chú Nới ko mua nữa. Và chú lại ngân hàng đòi lại khoản lại chú mà nói là số tiền đó đã trừ vào khoản tiền vay và lãi vay cho Sơn rồi vô hàng Agribank để đòi lại. Và giờ chú đã uỷ quyền cho e tham dự vụ kiện này. E xin hỏi Công ty Luật Minh Gia những câu hỏi sau:

1/ Việc ngân hàng Agribank vô lý lấy tiền chú Nới để trừ vào cho Sơn khoản nợ khó đòi của ngân hàng là đúng hay sai?. những lần nộp tiền vào e là người đi nộp tờ đầu tiên e sơ ý ko kiểm tra nên nội dung nộp tiền ghi trả vốn và lãi vay, nhưng 10 lần sau e yêu cầu giao dịch viên ghi đúng nội dung là chú Nới nộp tiền mua tài sản đảm bảo.

2/ E gởi đơn kiện ngân hàng Agribank cho toà án Nhân dân Sadec thì được yêu cầu và e cũng đã nộp tiền án phí nhưng khi mời tham dự vụ kiện thì với tư cách là người có liên quan trong vụ kiện Tranh chấp hợp đồng tín dụng của ngân hàng Agribank khởi kiện anh Sơn do anh Sơn ko có khả năng trả nợ. tại sao e đã nộp tiền án phí cho vụ án e kiện ngân hàng đòi tiền thì việc toà án đưa e vào vụ án với tư cách là người có liên quan  trong vụ án của Ngân hàng kiện anh Sơn là đúng hay sai?

3/ E có thắng trong vụ kiện của mình với ngân hàng ko? khi ngân hàng nhất quyết ko trả tiền cho e? và nếu thắng, e được quyền yêu cầu ngân hàng trả khoản lãi của số tiền e nộp vào từ đó tới nay ko?

4/ E thấy vụ án cũng ko có gì đặc biệt tại sao toà án Sadec đến nay vẫn ko xử xong và cứ kéo dài mãi đến giờ chưa xong. làm e rất thiệt thòi. từ đầu năm 2015 đến nay vẫn ko có 1 phiên toà nào. e lên hối thì được trả lời qua loa thôi, cứ nói đợi cung cấp chứng cứ mới từ ngân hàng. do e ko hiểu luật nên nói chuyện ko lại. ko lẽ thời gian cung cấp chứng cứ không có kỳ hạn sao? không lẽ toà án được quyền kéo dài vụ án hơn 3 năm mà em không có quyền nói được gì sao?

Em xin chân thành cám ơn quý công ty đã đọc và giải đáp thắc mắc của em.

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, theo như bạn nêu thì nhà trọ thuộc quyền sở hữu chung của ba người. Do vậy, nếu chỉ có mình anh Sơn quyết định việc bán nhà trọ thì hợp đồng mua bán trên sẽ không có giá trị pháp lý.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, tức là ngân hàng sẽ phải hoàn trả lại số tiền mà anh Nới đã nộp vào ngân hàng.

Thứ hai, về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí tòa án.

Điều 130 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí”.

Theo đó, người có quyền và nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu độc lập thì vẫn phải nộp án phí.

Trong trường hợp này, nếu ngân hàng nộp đơn khởi kiện trước, ngân hàng sẽ được xác định là nguyên đơn trong vụ án này, phía bên bạn gửi đơn sau, nhưng nội dung liên quan tới vụ việc giữa ngân hàng và anh Sơn. Do vậy, được xác định là người có quyền liên quan trong vụ án.

Thứ ba, về thời hạn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Sau khi thụ lý vụ việc, theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án có thời hạn 4 tháng để chuẩn bị xét xử. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

Thứ tư, hợp đồng chuyển nhượng nhà trọ bị vô hiệu, theo đó ngân hàng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã nhận của người mua.

Trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiến hành bán đấu giá kê biên để thực hiện nghĩa vụ trả nợ các bên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về việc chuyển nhượng tài sản đang bị thế chấp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Cv. Nguyễn Mỵ - Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo