Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

1. Ông bà mất 1975 có để lại một căn nhà + đất vườn không có di chúc thừa kế. Sau khi ông bà mất, 5 người con có có thõa thuận miệng để lại cho người thứ 4 trông nom và quản lý.

2. Đến năm 1980, người thứ 4 vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ (nay có quốc tịch US), trước khi đi người con thứ 4 có làm giấy ủy quyền cho người cháu (con người con thử 3 đã mất, ở gần đó trông nom quản lý chứ không được bán). Việc ủy quyền này được xác nhận tại Công an Xã xác nhận.

3. Đến năm 2004, người cháu (con nguời thứ 3) hợp thức hóa và đứng tên QSDD được UBND Huyện cấp với lý do : Dất ông bà để lại.

4. Trong thời gian này, các người con của ông bà không hay biết. Đến đầu năm 2009, các người con nghe tin người cháu đang làm thủ tục mua bán tài sản (nhà thờ+đất) cha mẹ để lại nên đã làm đơn khiếu nại đến UBND Xả Huyện. Nhưng hòa giải không thành.

Cho hỏi:

1. Có qui định thời hiệu khiếu kiện di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài là 10 năm hay không (hiện người con thứ 4và 5 đều đã định cư ở US và có quốc tịch)?

2. Trong trờng hợp không có qui định thời hiệu khiếu kiện thì: khi ra tòa nếu hai ngưởi ở nước ngoài không thể có mặt thì tòa giải quyết chia tài sản được không

3. Trong quá trinh hòa giải (2 tháng) thì người cháu được UBND Huyện ký cho phép mua bán và đăng bộ xong. Vậy xin hỏi trong trường hợp này việc ký như thế có hợp lý (luật) hay không?

Mong LS tư vấn dùm, cám ơn nhiều.

tranh-chap-tai-san-dang-o-nuoc-ngoai-jpg-04052014035507-U1.jpg

Hỏi về tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Chào bạn! Luật sư tư vấn pháp luật như sau:

1. Thời hạn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm. Trương hợp này, căn cứ người thứ 4 và 5 đang định cư ở nước ngoài thời hiệu khởi kiện vẫn còn (Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 do có yếu tố nước ngoài tham gia).

2. Do thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Một trong các đồng thừa kế khởi kiện người cháu để đòi lại di sản thừa kế do cha mẹ để lại. Đơn khởi kiện ghi rõ địa chỉ của người thứ 4, thứ 5. Tòa có thẩm quyền thụ lý là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trước khi khởi kiện, các thừa kế nên chọn người có uy tín trong họ khuyên nhủ người cháu trả lại tài sản cho người thừa kế. Chỉ khi cuộc nói chuyện bất thành mới khởi kiện thừa kế. Vì án phí tòa nay cao hơn trước nhiều.

Vắng mặt người thứ 4, 5 tòa sẽ nhờ Bộ tư pháp ủy thác tư pháp cho tòa án ở Hoa kỳ lấy lời khai (cách này giải quyết tốn thời gian) hoặc họ tự khai rồi công chứng lời khai, hợp pháp hóa lãnh sự gởi về cho tòa ý kiến của mình là xong (nhanh hơn).

3. Việc người cháu mua bán tài sản này là hoàn toàn sai. UBND huyện chứng nhận mua bán cũng có lỗi. Mức độ lỗi như thế nào Tòa giải quyêt. Nhưng trường hợp đã bán di sản, vụ kiện này phức tạp hơn vụ kiện chia di sản thừa kế. Tùy thuộc diễn biến hồ sơ mà cách kiện cũng khác nhau. Cách 1 là kiện đòi tài sản; cách 2 yêu cầu người quản lý di sản (cháu được ủy quyền) bồi thường thiệt hại do bán di sản; cách 3 yêu cầu chia di sản.

Do di sản bán không có sự đồng ý của các đồng thừa kế. Do đó, người đã bán phải bồi thường theo giá trị tài sản tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo