Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục thừa kế vốn góp trong công ty thế nào?

Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại, người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật bên cạnh đó người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc vừa có thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Tư vấn về thừa kế phần vốn góp trong công ty

Thừa kế là một phạm trù khá rộng bởi nó liên quan đến quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản, do đó nếu không quy định chặt chẽ về vấn đề này thì rất dễ phá vỡ các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hoặc xã hội. Bởi lẽ, phần lớn các vấn đề về thừa kế chỉ được thực hiện giữa những người có mối quan hệ huyết thống hoặc thân thiết, gần gũi song cũng có những trường hợp người chết để lại di sản thừa kế cho tổ chức nhằm mục đích nhân đạo như ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

Hiện nay pháp luật ghi nhận hai hình thức của di chúc bao gồm di chúc bằng miệng hoặc di chúc bằng văn bản và ứng với mỗi hình thức là điều kiện có hiệu lực cũng khác nhau.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thủ tục hưởng thừa kế phần vốn góp trong doanh nghiệp

Câu hỏi:

Cty TNHH 2 thành viên Ba em làm Giám đốc và mẹ e thành viên. Vừa rồi Ba em đã mất không để lại di chúc. Em muốn hỏi là thủ tục để chuyển toàn bộ cổ phần và đưa mẹ em lên làm giám đốc thì như thế nào, đồng thời trong thời gian chờ đợi làm thủ tục này thì mẹ em có được quyền điều hành và chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, do bố bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản mà bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, mẹ bạn và bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này. Căn cứ:

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

…”

Theo đó bạn cũng được nhận phần di sản tương đương với mẹ bạn do bố bạn để lại. Khi đó, bạn đương nhiên là thành viên công ty. Bạn có quyền tặng cho toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Căn cứ:

Luật doanh nghiệp quy định về Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

“1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.

5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận…”

Như vậy, sau khi đã nhận được phần di sản thừa kế do bố bạn để lại, bạn có quyền đem chuyển toàn bộ phần vốn góp đó cho mẹ của bạn. Công ty bạn cần thực hiện biên bản họp hội đồng thành viên công ty trong đó ghi rõ lại việc tặng cho phần vốn góp, đồng thời ghi rõ về việc bổ nhiệm chức danh giám đốc của mẹ bạn để mẹ bạn có thể điều hành hoạt động công ty. Sau đó, công ty bạn cần thực hiện đăng ký lại đăng ký kinh doanh để chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ công ty TNHH 2 thành viên sang công ty TNHH 1 thành viên và thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:

+   Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

+   Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

+   Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

Sau đó bạn đem hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, công ty bạn sẽ được thông báo về việc thay đổi đăng ký kinh doanh này.

---

3. Tư vấn về thừa kế vốn góp trong cty TNHH hai thành viên

Câu hỏi:

Công ty em là công ty TNHH hai thành viên trở lên (6 thành viên). Năm 2014, một thành viên của công ty-(bà A) đột ngột qua đời mà không để lại di chúc thừa kế phần tài sản vốn góp của bà A tại công ty. Nay tình hình công ty có biến động nên cân thay đổi thông tin về đăng ký kinh doanh cho cty tại sở kế hoạch đầu tư. Nhưng bên Sở KHĐT yêu cầu phải làm dứt điểm về thừa kế cổ phần của bà A đã mới nhận hồ sơ.

Bà A có những người được thừa kế như sau: Cha của bà A, chồng của bà A, 02 đứa con của bà A-đều dưới 18 tuổi nên cha bà A làm giám hộ. Phần mà công ty em bế tắc bữa giờ là phần thừa kế này. Bên em nhờ đơn vị phòng công chứng để làm tư vấn nhưng cách hiểu luật không đúng đắn của các bên liên quan dẫn đến việc làm thủ tục bị gián đoạn. Do vậy, rất mong quý đơn vị tư vấn tận tình giúp em để sớm giúp công ty hoàn thành việc thay đổi hồ sơ công ty với ạ. Theo như phần hưởng thừa kế đó thì chỉ có Cha bà A và chồng bà A được quyền đứng tên thành viên trong công ty. Do hai đứa con còn nhỏ chưa đủ tư cách pháp nhân nên cha bà A sẽ làm giám hộ.

Như vậy thì cha bà A và chồng bà A bây giờ được coi như là thành viên công ty. Tuy vậy, việc đứng tên thành viên trong công ty của hai thành viên đó có trục trặc. Đó là chồng của bà A là công chức nhà nước nên không thể đứng tên trong thành viên công ty được, nên chỉ có duy nhất cha bà A là có thể đứng tên thành viên trong công ty. Theo như tư vấn viên của phòng công chứng: Cần làm biên bản phân chia di sản thừa kế, trong đó chồng bà A sẽ phải chuyển hết 75% phần vốn góp cho cha bà A để cha bà A có thể đứng tên thành viên trong công ty. Tuy nhiên thì chồng bà A không đồng ý chuyển như vậy mà chỉ chuyển 75% vốn góp đó cho một thành viên trong công ty. Phần cha bà A vẫn giữ nguyên và để tên ông làm thành viên công ty.

Cho em hỏi ?

1, Việc chuyển 75% cổ phần thừa kế của ông chồng bà A cho một người thành viên trong công ty như vậy có được không ạ? Nếu ông không chuyển theo như tư vấn viên của phòng công chứng thì còn cách giải quyết nào nữa không ạ? Ông này là công chức và không tham gia gì tại công ty. Ông chồng bà A có quyền giữ lại 75% cổ phần tại công ty được hay không?

2, Cha bà A nhận 15% cổ phần thừa kế đó có thể đứng tên thành viên công ty được hay không? Nếu không thì cần điều kiện nào nữa?

3, Nhờ tư vấn giúp công ty em, trong trường hợp này làm cách nào để sớm giải quyết việc thừa kế như trên để sớm đăng ký lại các thông tin tại sở KHĐT Xin trân trọng cám ơn ạ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp:

“Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty”

Thì cha, chồng và hai con của bà A là người thừa kế hợp pháp theo pháp luật do bà A không có di chúc. Những người thừa kế vốn góp của công ty sẽ đương nhiên là thành viên của công ty mà không cần bất cứ điều kiện nào. Theo đó, cha bà A nhận 15% thừa kế phần vốn góp sẽ đương nhiên là thành viên của công ty.

Tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Do đó, đối với hai con bà A chưa đủ 18 tuổi thì chồng bà A sẽ là người đại diện theo pháp luật của hai con bà A do việc giám hộ sẽ chỉ đặt ra khi con chưa thành niên mà không có cả cha và mẹ. Tuy chồng bà A là công chức nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc là đại diện cho các con của mình khi chúng được thừa kế số vốn của công ty.

Còn đối với phần vốn góp chồng bà A được hưởng thừa kế mà chồng bà A lại là công chức không thuộc diện quản lí doanh nghiệp nên có thể tiến hành tặng cho, chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Trường hợp này, chồng bà A có thể tiến hành tặng cho, chuyển nhượng phần vốn góp cho cha bà A hoặc chuyển nhượng lại phần vốn góp cho công ty hoặc bất cứ người nào khác. Do đó, công ty nên mua lại phần vốn mà chồng bà A được thừa kế để sớm có thể đăng kí lại thông tin với sở KHĐT.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo