Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về mượn tiền làm ăn nhưng thua lỗ không có khả năng trả nợ

Chào luật sư Công ty Luật Minh Gia, em muốn hỏi về trường hợp Ba mẹ em mượn tiền làm ăn nhưng do làm ăn thất bại thua lỗ nên chưa có khả năng chi trả, nội dung như sau:

Gia đình em có thiếu số nợ 100 triệu do ba mẹ em mượn nhưng do làm ăn thất bại thua lỗ. Trước đó ba mẹ em có bán 1 miếng đất 300 triệu cho dì e và miếng đất trị giá hiện nay 450 triệu và gồm tài sản là 1 căn nhà do dì em xây và cho ba mẹ e ở nhờ và tổng giá trị hiện giờ đang kêu bán 750K triệu.

Nhưng tháng 11 vẫn chưa sang tên chỉ có giấy tời mua bán tay. Sau đó ngày 24 tháng 12 năm 2012 vừa hoàn thành sang tên sổ đất. Và ngày 25/12/12 người gia đình em thiếu 1 số nợ đã lên báo nói gia đình em lừa đảo và thưa gia đình em lên thi hành án với tổng số nợ 150 triệu gồm lãi Và thi hành án trước đó biết căn nhà e vừa mới sang tên đưng tên mẹ em và goi giấy lên xã đòi bán đấu giá nhà dì em. Họ đã tự động đến nhà dì em quay phim chụp hình, dán giấy kê biên nhà em. Họ làm dữ nhà dì rất nhiều. Đòi kê biên bán nhà dì e.

Chỉ với 150 triệu (gom lãi) Nhưng ba mẹ em đã li dị. Và hiện giờ ba e ở rất xa và không về lại nữa. Theo luật sư số nợ đó có phải chia đôi?

Nhưng gia đình em bây giờ rất khó khăn. Mẹ em nói 1 tháng sẽ trả dần 1-2 triệu họ không đồng ý và cứ dòi kê biên nhà em. Và đến nhà em làm um sùm và chụp hình quay phim. Vì gia đình e không có đàn ông. Ba em bỏ đi chỉ 1 mình mẹ em nuôi 4 chị em em. Nên không có khả năng trả dứt số nợ.

Em rất hoan mang luật sư giúp em tư vấn ạ. Em mong luật sư trả lời em sơm. Em cám ơn.

Lưu ý: Để đảm bảo quyền riêng tư cho người đề nghị tư vấn, chúng tôi đã thay đổi thông tin cá nhân trong nội dung câu hỏi:

Trả lời: Chào bạn! chúng tôi rất thông cảm đối với hoàn cảnh của bạn. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin tư vấn một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, về việc chủ nợ đòi kê biên nhà của bạn.

Theo quy định của Luật tố tụng dân sự thì “kê biên” là biện pháp khẩn cấp tạm thời, được áp dụng trong một số trường hợp nhất định để đảm bảo cho việc thi hành án. Thẩm quyền áp dụng biện pháp này chỉ thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là tòa án. Do đó, chủ nợ không có quyền tự ý kê biên hay bán căn nhà đó của gia đình bạn.

Thứ hai, về trách nhiệm trả nợ của bố mẹ bạn khi đã ly hôn.

Căn cứ quy định tại Điều 37 luật HNGĐ 2013 thì:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì số tiền 100 triệu là do ba mẹ bạn vay trong thời kỳ hôn nhân để lấy vốn làm ăn. Đây là giao dịch do bố mẹ bạn thỏa thuận xác lập, do vậy nghĩa vụ về trả nợ thuộc về cả hai.

Khoản 1, Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn.

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.”…

Như vậy, do nghĩa vụ trả nợ của ba mẹ bạn phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, cho nên khi đã ly hôn họ vẫn có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả số nợ này cho chủ nợ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về mượn tiền làm ăn nhưng thua lỗ không có khả năng trả nợ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo