Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về định đoạt tài sản thừa kế khi chồng chết hơn 20 năm?

Nội dung đề nghị tư vấn: Chào luật sư, Tôi có một vấn đề về quyền hạn của vợ đối với ngôi nhà chung của vợ chồng khi chồng chết không để lại di chúc mong luật sư giải đáp: Chồng tôi mất năm 1993, năm 2001 tôi xin cấp chủ quyền nhà, trên tờ chủ quyền nhà có ghi tên chồng tôi chết năm 1993, và tên tôi.

 

Chồng tôi đã chết 20 năm, nay tôi 80 tuổi, nay tôi muốn cho, tặng, ủy quyền, bán, hay cho thuê nhà được không, và tôi cần phải có sự đồng ý của các con tôi không. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ luật sư.

 

Hỏi về định đoạt tài sản thừa kế khi chồng chết hơn 20 năm?

=> Tư vấn quy định về định đoạt tài sản thừa kế, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bác chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về vấn đề chia thừa kế khi chồng bác mất:

 

Theo như câu hỏi của bác thì trên giấy tờ chủ quyền nhà có ghi tên chồng bác và tên bác do vậy ngôi nhà đó là tài sản chung của hai người theo quy định tại khoản 2 điều 98 luật đất đai 2013:

 

“2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

 

Vì là tài sản chung nên mỗi người sẽ có quyền sở hữu với phần tài sản của mình là một nửa ngôi nhà. Khi chồng bác mất, trong trường hợp không để lại di chúc, thì tài sản của chồng bác để lại là giá trị một nửa ngôi nhà sẽ là di sản thừa kế và được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về chia di sản thừa kế:

 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 

Do đó, một nửa ngôi nhà chồng bác để lại sẽ được chia đều cho bác và các con của hai ông, bà.

 

Về quyền hạn của bà đối với ngôi nhà:

 

Vì các con của bác cũng có phần đối với di sản thừa kế chồng bác để lại nên ngôi nhà được coi là tài sản chung của bác và các con vì vậy việc định đoạt ngôi nhà sẽ phải tuân theo pháp luật về định đoạt tài sản chung theo điều 218 Bộ luật dân sự 2015:

 

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

 

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật…”

 

Hơn nữa, do tài sản sở hữu chung (ngôi nhà) là tài sản không thể phân chia nên muốn bà muốn cho, tặng, ủy quyền, bán, hay cho thuê nhà thì phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu là các con bác.

 

Ngoài ra, để thuận lợi trong việc sử dụng và định đoạt ngôi nhà thì tất cả mọi người có thể thỏa thuận để ngôi nhà cho bác quản lý, sử dụng và định đoạt trong phạm vi cho phép. Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản có quy định rõ về quyền hạn đối với người quản lý và có chữ kí của tất cả mọi người.

 

Trân trọng

Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

 

Bài viết liên quan:
>>  Tư vấn pháp luật thừa kế
>>  Quy định pháp luật về Di chúc - Di sản - Thừa kế
>>  Tư vấn pháp luật Thừa kế qua tổng đài điện thoại

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo