Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về đăng ký và điều kiện nhập khẩu tại thành phố HCM

Cập nhật thông tin hỏi tư vấn về trường hợp đăng ký và điều kiện nhập khẩu tại TP HCM như thế nào? tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề hộ tịch, hộ khẩu như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn: Xin chào Văn phòng luật sư Minh Gia! Tôi muốn hỏi trường hợp như sau:

Tôi đã sống ở quận Thủ Đức TP.HCM hơn 3 năm nay, nhưng chưa có sổ tạm trú hay giấy tờ tậm trú gì cả.

1. Sắp tới tôi được bạn (có nhà và hộ khẩu quận Thủ Đức) bảo lãnh cho nhập hộ khẩu, vậy tôi có được nhập không?

2. Nếu cần chứng nhận đã tạm trú trên 1 năm mới được nhập hộ khẩu, thì tôi có thể lúc làm thủ tục nhập hộ khẩu rồi nhờ chủ nhà trọ làm giấy xác nhận cho không?

3. Trường hợp có sổ tạm trú KT3 ở một phường khác nhưng khi xin nhập hộ khẩu ở một phường khác  mà cùng 1 quận thì có được không?

Rất mong nhận  được sự tư vấn của Văn phòng luật sư Minh Gia, Xin trân trọng cảm ơn!

Lưu ý: Để đảm bảo quyền riêng tư cho người đề nghị tư vấn, chúng tôi đã thay đổi thông tin cá nhân trong nội dung câu hỏi:

Trả lời: Chào anh (chị), cảm ơn anh (chị) đã gửi câu hỏi đến công ty luật Minh Gia chúng tôi. Với trường hợp trên thì chúng tôi tư vấn pháp luật và hướng dẫn giải quyết như sau:
 
Thứ nhất:

Hiện anh đang sinh sống tại TPHCM (thành phố trực thuộc trung ương) mà theo quy định tại khoản 2 – Điều 20 – Luật cư trú 2006 thì một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương là:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;”

Xét thấy trường hợp nhập hộ khẩu của anh không thuộc 1 trong những trường hợp trên do đó anh sẽ không được nhập hộ khẩu thường trú vào nhà bạn của anh.
 
Thứ hai:

Như khẳng định ở ý trên, anh không thuộc một trong các trường hợp được đăng ký thường trú bằng cách nhập hộ khẩu do đó nếu anh muốn có hộ khẩu thường trú tại quận Thủ Đức – TPHCM thì anh không được thực hiện theo cách nhập hộ khẩu mà có thể thực hiện theo cách sau:

Theo khoản 1 – Điều 20 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 36/2013/QH13 thì:

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

....
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Hiện tại anh đang sinh sống và muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận Thủ Đức – TPHCM (là quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương) do đó để đăng ký hộ khẩu thường trú tại đây thì anh phải có thời gian tạm trú tại TPHCM từ 02 năm trở lên chứ không phải là 01 năm như anh đề cập.

- Về việc anh muốn chủ nhà trọ xác nhận tạm trú :

Theo Điều 30 – Luật cư trú cũng quy định về Đăng ký tạm trú

...
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Như vậy việc xác định anh đã tạm trú ở nơi đó trong thời gian bao lâu sẽ dựa vào thời điểm mà anh đăng ký tạm trú được ghi trong sổ tạm trú; người chủ nhà trọ do đó không có bất cứ quyền gì liên quan đến việc xác nhận về việc anh đã tạm trú ở địa bàn đó trong thời gian bao lâu. Do đó việc anh muốn chủ nhà trọ xác nhận rằng anh đã tạm trú ở đó trong 01 năm sẽ không được coi là căn cứ để anh có thể được nhập hộ khẩu thường trú.
 
Thứ ba: Trường hợp anh có sổ tạm trú KT3 ở một phường khác nhưng khi xin nhập hộ khẩu ở một phường khác mà cùng 1 quận thì vẫn hợp pháp vì:
 
Theo khoản 1 – Điều 20 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú 36/2013/QH13 thì:

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Việc anh đăng ký tạm trú ở phường khác cùng một quận nên hiển nhiên sẽ cùng  một thành phố, mà theo điều luật trên thì thời gian xác định là: “thời gian tạm trú tại thành phố đó” nên anh hoàn toàn có thể dùng sổ tạm trú KT3 ở phường khác để xin đăng ký hộ khẩu thường trú ở phường khác trong cùng một quận như anh mong muốn.

>> Tư vấn thắc mắc về thủ tục nhập khẩu qua tổng đài: 1900.6169

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Thủ tục nhập khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương?

Tôi xin hỏi; Tôi có một căn nhà tại Quận Tân phú-TP HCM đã mua  thang 11 năm 2016 do 2 vợ chông đứng tên.  Hiện tại Vợ tôi mới về hưu, muốn chuyển hộ khẩu về căn nhà này. Xin Luật sư tư vấn cho tôi:

1. Nếu chuyển chỉ cho vợ tôi thì thủ tục gồm những gì?

2. Trường hợp tôi muốn chuyển cho 02 con tôi: Một đứa con đang làm việc Tai thành phố HCM 06 năm nnưng không đăng ký tạm trú, con thứ 2 đang học dại học tại TP HCM không đăng ký tạm trú cùng chuyển vào hộ khẩu vào căn nhà Quận Tân Phú thì thủ tục như thế nào? Xin trân trọng cám ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu vào Tp HCM

Như vậy, trường hợp nếu muốn nhập khẩu vợ tại căn nhà thuộc Quận Tân phú-TP HCM thì cần đáp ứng điều kiện về thời gian cư trú liên tục từ 2 năm trở lên. Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ làm thủ tục chuyển khẩu, sau đó nộp giấy chuyển khẩu kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Tân Phú, chứng minh thư nhân dân, sổ tạm trú và văn bản chấp thuận của bạn, tờ khai nhân khẩu..nộp cho cơ quan công an tại Quận Tân Phú để hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

Đối với việc muốn nhập khẩu cho hai con của bạn thì để thuận tiện thì nên để sau khi vợ nhập khẩu vào địa chỉ trên trước, sau đó làm thủ tục nhập khẩu cho con về ở với mẹ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo