Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi tư vấn về việc tự ý xin cấp giấy chứng nhận QSD đất khi chưa chia thừa kế

Chào công ty Luật Minh Gia. Gia đình tôi hiện đang có tranh chấp về đất đai và muốn xin ý kiến tư vấn của quý công ty. Sự việc cụ thể như sau: Cụ A có 4 người con, 2 người con trai là B C, 2 người con gái là D E. Người anh cả B sống với cụ A còn C làm ăn, định cư xa nhà. Cụ A có hai thửa đất, trong đó thửa số 1 là đất thổ cư do tổ tiên để lại (không có giấy tờ) và thửa đất số 2 được Nhà nước giao từ năm 1956 trong cuộc cải cách ruộng đất (không có giấy tờ).

 

Khi cụ A còn sống cụ có nói sẽ để lại toàn bộ đất đai nhà cửa cho hai con trai là B và C (có con gái là D chứng kiến)

Tuy nhiên, lợi dụng lúc cụ tuổi già không còn minh mẫn, B đã chia thửa  đất số 1 của cụ cho hai con trai là X và Y. X được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 12/1/1999 còn Y cũng được cấp Giấy chứng nhận vào ngày 11/1/2011. Thửa đất số 2 cũng bị B kê khai và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 12/11/1999.

Năm 2006 cụ A qua đời, từ năm 2007 C quay về xin chia đất thì B nói đất đó toàn bộ là đất của B, B có giấy chứng nhận đàng hoàng và B chia hết cho các con rồi.

Trong khi vài năm trước đó, họp gia đình B có nói: “chỗ đất của em C trên thửa đất số 1 mẹ để lại cho thì anh mượn để làm nhà cho cháu X, sau này em có quay về thì anh trả lại cho em”.

Xin hỏi theo quy định của pháp luật C có đòi lại được phần đất cha mẹ chia cho mình không?

 

>> Giải đáp quy định pháp luật về khai nhận thừa kế, gọi 19006169

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Trường hợp này cần làm rõ việc người con cả B thực hiện thủ tục chia đất cho các con của mình và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai con của mình có đúng quy định của pháp luật hay không.

 

Mặc dù trước đây ông A có nói sẽ để lại đất cho hai con là B và C, nhưng việc chia đất này phải được thể hiện dưới hình thức là di chúc hoăc dưới dạng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

 

Trường hợp là di chúc miệng, theo quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

 

“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.”.

 

Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.Nếu không thì việc chia đất của ông A không có giá trị pháp lý.

 

Trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được lập thành văn bản, có công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.

 

Trường hợp không thuộc một trong các trường hợp trên thì khi ông A mất sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

 

Hiện tại, bạn cần tới UBND nơi đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai người con của ông B về lý dotại sao người con cả là B thực hiện được thủ tục chia đất cho các con. Nếu không có di chúc do ông A để lại, không có hợp đồng tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do ông A ký thì việc ông B chia đất cho các con là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Khi đó, bạn có quyền khiếu nại về quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND đã cấp cho hai người con của B.

 

Sau đó, những người thuộc hàng thừa kế của ông A có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trường hợp không thỏa thuận được, vì vẫn còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế do vậy những người có quyền thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về việc tự ý xin cấp giấy chứng nhận QSD đất khi chưa chia thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Cv. Nguyễn Mỵ - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo