Lại Thị Nhật Lệ

Hỏi tư vấn về trách nhiệm do chuẩn đoán sai bệnh gây hậu quả

Chào luật sư, tôi chân thành cầu xin luật sư tư vấn giùm tôi để tôi về việc chuẩn đoán sai gây hậu quả giải quyết thế nào? Trình bày: Con gái tôi nhập viện tại Bệnh viện A với chuẩn đoán là bị viêm phế quản phổi, bé được điều trị nội trú và được chích kháng sinh cùng phun khí dung ngày 3 lần.

 

Đến ngày 2x/x/20xx thì bé được bác sỹ chỉ định là xuất viện cùng với 5 gói men tiêu hóa. Nhưng chiều cùng ngày con tôi bỗng trở nên sốt cao 39-40 độ, tôi lo sợ nên đã đưa con mình lên Bệnh viện B khám thì được bác sỹ chuẩn đoán là viêm phổi và cho 2 ngày thuốc với lời dặn là nếu không hết sốt thì đưa bé lên nhập viên. Sau 2 ngày con tôi vẫn không hết sốt và được nhập viên ở bệnh viện B sau đó bác sỹ chuẩn đoán là bị viêm phổi nặng. Hiện tại tính mạng con tôi đang gặp nguy hiểm được thở bằng máy và làm rất nhiều xét nghiệm. Vậy điều tôi muốn xin tư vấn là tôi phải làm thế nào để kiện Bệnh viên A và kiện như thế nào để lấy lại công bằng cho con tôi. Cám ơn luật sư đã đọc thư của người mẹ thương con này.

 

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

BS điều trị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót về chuyên môn kỹ thuật trong việc chẩn đoán, chữa trị bệnh của mình. Khi có khiếu nại của bệnh nhân hoặc người nhà về sai sót của bác sĩ thì việc xác định bác sĩ có vi phạm trong chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp hay không thì sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định. Trong trường hợp này chị nên làm đơn khiếu nại về hành vi của bác sĩ đã chuẩn đoán và điều trị cho con chị đến bệnh viện A và yêu cầu bệnh viện xử lý. 

 

Tại Điều 30 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực  y tế thì các bác sĩ vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật có thể bị phạt tiến tối đa là 40.000.000 đồng. Nếu gây tổn hại cho sức khỏe của con bạn từ 61 % trở lên hoặc làm chết người, có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

 

Căn cứ theo Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp như sau:

 

“1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

…d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

 

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

 

Như vậy, nếu xác định bác sĩ thực hiện điều trị cho con chị có lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc trong khi chuẩn đoán, điều trị gây tổn hại đến sức khỏe, thiệt hại đến tính mạng của con chị thì phải bồi thường.

 

Và theo Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

 

“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” 

 

Theo Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra:

 

“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” 

 

Do đó, nếu xác định bác sĩ có lỗi, gây thiệt hại và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bệnh viện A phải bồi thường do người của mình gây ra trong khi thực hiện công việc.

 

Tuy nhiên, khám chữa bệnh và việc chẩn đoán của bác sĩ đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực khoa học, nó dựa vào năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc của bệnh viện có giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hay không. Do đó, bác sĩ phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh,…gây tổn hại cho sức khẻ hậu quả chết người hoặc gây ra tai biến cho người bệnh. Vậy nên, để xác định trách nhiệm của bác sĩ bởi nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến. Trong trường hợp này, chị nên làm đơn khiếu nại nên bệnh viên A khi bác sĩ của bệnh viện có hành vi chuẩn đoán và điều trị sai gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến tính mạng của con bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về trách nhiệm do chuẩn đoán sai bệnh gây hậu quả. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến - Số điện thoại: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Cv: Vũ Nga - Luật Minh Gia. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo