Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi tư vấn về thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài?

Hỏi: Bố chồng tôi mới mất không để lại di chúc , tài sản để lại duy nhất ngôi nhà (hiện các gia đình em chồng tôi đang cư ngụ ở quận 1, TP.HCM). Bố chồng tôi có 10 người con: 6 người đang sống trong nước, nước ngoài 3 người, và 1 người đã mất (vẫn chưa có con, chồng đã lập gia đình khác). Hiện nay anh chị em trong nhà muốn tiến hành chuyển tên chủ sở hữu qua cho 6 ng con và người được 3 người con ở nước ngoài ủy quyền. Vậy chúng tôi cần làm thủ tục gì, liên hệ ở đâu để đc hỗ trợ?

 

=> Hỏi tư vấn về thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài qua tổng đài 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì khi người để lại di sản chết không để lại di chúc, thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Những người được thừa kế theo pháp luật gồm 6 người con trong nước, 3 người ở nước ngoài, người con đã chết không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế căn cứ theo Điều 613Bộ luật dân sự 2015:

 

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

 

  • Trình tự, thủ tục hưởng di sản thừa kế theo pháp luật như sau.:

 

Trước tiên, 3 người con ở nước ngoài phải làm thủ tục ủy quyền nhận di sản thừa kế cho người được ủy quyền tại Việt Nam. Việc ủy quyền được thực hiện tại đại sứ quán, lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống. Căn cứ pháp luật:

 

Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định về Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài như sau:

 

“1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”

 

Trong Giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế …). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”

 

Sau khi có Giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

 

 

Hồ sơ:

 

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người để lại di sản

 

+ Giấy mô tả di sản là nhà ở: diện tích, địa chỉ, tình trạng nhà ở… có công chứng.

 

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người hưởng di sản có công chứng (thực hiện thủ tục công chứng theo Điều 57 Luật Công chứng 2014).

 

+ Giấy khai sinh, giấy chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

 

Sau đó, tổ chức công chứng sẽ giám định các thông tin yêu cầu, có trách nhiệm giám định, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

 

  • Tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

 

Hiện nay, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai của Luật đất đai số 13/2003/QH11, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi có đủ điều kiện. Căn cứ:

 

Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

 

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

 

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

 

Hồ sơ:

 

+ Giấy thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng.

 

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người để lại di sản.

 

+ Giấy ủy quyền hưởng di sản của 3 người con ở nước ngoài.

 

+ Những người hưởng thừa kế thỏa thuận 1 người sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

 

Sau đó bạn đem hồ sơ đến UBND cấp xã để nộp nếu là nhà ở ở nông thôn, xã sẽ gửi hồ sơ lên huyện để thực hiện việc giải quyết.

 

Trân trọng

C.V Hoàng Thị Ngàn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo