Luật gia Nguyễn Nhung

Hỏi đáp về thanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp tư nhân

Giải thể là quá trình dẫn của doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của dựa vào ý chí doanh nghiệp và có sự can thiệp từ cơ quan có thẩm quyền thực hiện phê duyệt. Vậy, pháp luật quy định điều kiện nào để giải thể doanh nghiệp? Tủ tục giải thể được thực hiện như thế nào? Thủ tục thanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Công ty TNHH Minh Gia tư vấn như sau

1. Luật sư tư vấn về pháp luật doanh nghiệp

Việc giải thể của doanh nghiệp không thể diễn ra một cách tùy tiện mà chỉ được tiến hành khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Việc giải thể chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán kế hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp. Do đó, việc thanh lý tài sản là thủ tục bắt buộc đối với việc xác định các tài sản, giá trị còn lại của các tài sản của công ty. Pháp luật doanh nghiệp đã quy định rõ chủ thể có thẩm quyền thanh lý, quy trình thanh lý, xác định giá trị còn lại của tài sản...Tuy nhiên, do chưa nắm rõ các quy định pháp luật nên một số doanh nghiệp không biết thực hiện thủ tục như thế nào hay còn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Công ty Luật Minh Gia chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ, hướng dẫn bạn trong lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt các thủ tục, tr ình tự về vấn đề thanh lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể doang nghiệp tư nhân

Nội dung tư vấn như sau: Xin chào Luật Minh Gia, tôi có câu hỏi muốn giải đáp: Doanh nghiệp tôi là DNTN đang dự định giải thể DN, nay muốn tiến hành thủ tục thanh lý tài sản, tài sản bao gồm: 1/ Tòa nhà đang cho thuê; 2/ Thang máy tòa nhà, hệ thống điều hòa Daikin, hệ thống PCCC, và kỹ thuật (điện, mạng); 3/ Xe Ô tô, xe máy.Các loại tài sản trên mang tên là DNTN. Nếu chủ DN với tư cách là cá nhân có thể đứng tên mua lại các tài sản trên có được hay không? Tài sản có giá trị lớn khi thanh lý thì có cần thẩm định lại giá không? (Hiện tại DN chúng tôi không có nợ KH). Xin cảm ơn. Trân Trọng!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 182 Luật doanh nghiệp năm 2014:

"Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1.Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."

Luật doanh nghiệp 2014 quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:

“Điều 202. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân giải thể đúng trình tự mà pahps luật quy định, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp thì phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân. Và đương nhiên nếu các tài sản đứng tên Doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp cũng có thể đứng ra mua lại với tư cách cá nhân vì luật doanh nghiệp cũng không cấm hành vi này.

Quy trình thanh lý tài sản được thực hiện theo trình tự: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản; sau đó, Hội đồng thanh lý tài sản sẽ đánh giá chất lượng, giá trị còn lại của tài sản sau thời gian doanh nghiệp sử dụng; quyết định thanh lý tài sản theo hình thức bán hoặc bán đấu giá tài sản; và lập Biên bản thanh lý tài sản sau khi tiến hành thanh lý.

Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản; mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó. Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại, Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.

Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo