Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?

Hỏi: Tháng 1 năm 2010 tôi có cho ông A vay số tiền 70 triệu đồng, lãi suất 3%//tháng. Thỏa thuận trả Ông A trả gốc và lãi chia làm 3 lần: tháng 1/2011 trả 20 triệu và lãi của 12 tháng, tháng 1/2012 trả 20 triệu và lãi của 12 tháng, tháng 1/2013 trả gốc 30 triệu và lãi của 12 tháng.

Tuy nhiên tới hạn trả thì 3 lần qua ông An vẫn không trả tiền cho tôi. Thấy ông khó khăn và vì chỗ quen biến nên tôi không đòi. Tuy nhiên tháng 4/2015 ông A trúng số có tiền nên tôi đòi thì ông không trả. Tôi định khởi kiện thì nghe nói là đã hết thời hiệu vì nghe nói 02 năm thời hiệu đã qua gì đó tôi không rõ lắm. Kính xin Luật sư hãy cho tôi hỏi tôi còn thời hiệu kiện đòi tiền ông A tính đến ngày nay là tháng 5 năm 20xx không? Tôi chân thành cảm ơn và kính chúc Luật sư mạnh khỏe, phát đạt!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì thời điểm bạn biết được quyền lợi của mình bị vi phạm là tháng 1/2013 nên thời hiệu khởi kiện về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự đã hết. căn cứ:

Điều 159 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.

Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?

Hết thời hiệu khởi kiện vay tài sản có đòi được tiền không?

Thời hiệu khởi kiện ở đây không được hiểu là thời hiệu thụ lý đơn, mà phải được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đó hết thời hạn mà họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Toà án luôn có trách nhiệm phải thụ lý đơn khởi kiện và không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Tòa án chỉ được trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau:

Điều 168 – Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn Xin ly hôn, Xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, Xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;

d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
 
Căn cứ vào Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự

Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS

3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:

b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Căn cứ vào các quy định trên, bạn vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện tại tòa và tòa phải có trách nhiệm thụ lý đơn của bạn. Theo đó, tòa sẽ không xử lý về khoản lãi mà ông A sẽ phải trả khi vay mà chỉ xử lý về tiền vay gốc mà ông A vay.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo