Mạc Thu Trang

Hành vi xâm phạm tài sản của người khác giải quyết như thế nào?

Mọi người đều có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, bên cạnh đó là quyền được bảo vệ tài sản. Pháp luật dân sự cho phép mọi người đều có quyền được tự do khai thác giá trị tài sản, được quyền dùng mọi biện pháp để tăng giá trị tài sản miễn là không trái quy định pháp luật. Theo đó, mọi hành vi xâm phạm tài sản của người khác đều bị nghiêm trị. Luật sư tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm tài sản người khác

Để xử lý hành vi xâm phạm đến tài sản người khác có hai cơ chế bao gồm xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Đương nhiên xử phạt vi phạm hành chính sẽ ở mức độ nhẹ hơn so với xử lý hình sự bởi mang tính chất răn đe, cảnh cáo để ngăn ngừa hành vi này. Theo quy định của Luật hình sự 2015 có các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu như trộm cắp tài sản, cưới giật tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản và các tội phạm khác được quy định XVI.

Mặc dù pháp luật xử lý rất nghiêm minh những tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu song điều quan trọng để giảm thiểu thiệt hại vẫn là ý thức tự bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Bởi lẽ, khi chủ sở hữu nâng cao cảnh giác trong quá trình khai thác sử dụng tài sản thì tội phạm sẽ khó có kẽ hở để phục vụ cho hành vi phạm tội của mình.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp

2. Xử lý hành vi xâm phạm tài sản người khác

Câu hỏi:

Chào luật sư Cháu có một vấn đề như sau mong được luật sư tư vấn và giúp cho cháu ạ,,Nhà cháu có một miếng đất đã xây dựng thành quán cà phê nhưng do làm ăn k theo kịp nên đã đóng của quán sổ đỏ cũng là tên bố mẹ cháu, nhưng thời gian gần đây bác ruột nhà cháu thường xuyên gây xích mích và tỏ ý muốn tranh giành miếng đất đó cho con gái của bác ruột cháu. Lý do là vì trước đây mẹ cháu có làm ăn chung với chị con gái bác, nhưng bị kẻ gian lừa mất trắng.con gái bác phải làm ăn xa để trả nợ cho những người mẹ cháu đã vay cho chi.nhưng từ đó chị đã nhiều xúi giục bác bắt mẹ cháu bán miếng đất đó để trả nợ mẹ cháu không chịu vì giữ lại để chị đó còn về, vì nghĩ bán là chị ý đi mất.

Một thời gian sau chị ý về và dắt theo 1 đứa con và chồng về. đã ngỏ ý không trả nợ cho mẹ cháu và còn xúi giục bác chiếm đoạt miếng đất nhà cháu. vì là nhà bác ruột bố mẹ cháu đã không dám căng thẳng nhưng chị gái con bác thì tự ý vào nhà và thuê thợ sửa chữa để ở không xin phép nhà cháu, và khi mẹ cháu sang qua nhiều lần cãi vã chị đã nhiều lần mang lời đe dọa và còn nói sẽ thuê giang hồ để làm việc.

Bố mẹ cháu đã mang đơn trình báo sự việc và những lời đe dọa ra công an xã và đã được mời 2 bên gia đình giả giải hòa. thời gian sau đvì biết bố mẹ cháu đã mang đơn ra xã nên nhà bác đã k dám làm gì. Những tưởng mọi chuyện sẽ êm đềm nhưng thời gian gần đây nhà bác lại giấu giếm cho người sang quét dọn và còn nói với mọi người cho để cho nhà cháu biết rằng lần này sẽ cãi nhau to.. Mong luật sư tư vấn cho gia đình cháu bây giờ phải làm gì ạ. nếu sự việc lại tiếp tục diễn ra như vậy và biểu hiện còn mạnh mẽ hơn nhưng lần trước thì nhà cháu phải làm thế nạo ạ..mong Lật sư sớm giải đáp và tư vấn cho cháu ạ.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì mảnh đất hiện tại thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn và không được dùng làm tài sản bảo đảm để thực hiện cho nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay. Do đó:

Thứ nhất, việc định đoạt tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ là thuộc quyền quyết định của bố mẹ bạn. Bởi vì theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015:

"Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế,từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”

Thứ hai, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm đối với chỗ ở của mình, theo quy định tại:

“Điều 22 Hiến pháp 2013:

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”

việc nhà bác ruột có hành vi tự ý vào nhà quét dọn, sửa chữa nhà mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp. Bạn có thể trình báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề và yêu cầu họ chấm dứt hành vi này. Với hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ ba, nếu con gái của bác bạn có hành vi tiếp tục có những lời nói đe dọa giết người (hoặc đe dọa thuê người khác thực hiện những hành vi này) thì có thể cấu thành tội theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: 

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Hoặc nếu người con gái của bác bạn có dùng những lời nói hoặc hành vi làm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bố mẹ bạn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

...

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm trong hai tội ở trên thì bạn hoặc bố mẹ bạn có thể tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

---

3. Người xâm phạm tài sản không tự nguyện bồi thường thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Chào anh/ chị.Anh/chị cho em hỏi. Hôm bữa em bị đụng xe. Xe máy bị hư và phải sửa hết 3.300.000 đồng. Hôm bị đụng xe 16/08/201x nhưng em không lấy giấy tờ gì của người tông xe. Ông ta cho em số điện thoại để em liên lạc. Đến hôm sau em nhắn tiền thì không cứ hứa trả lần này qua lần khác. Em có biển số xe của xe đó. Đến hôm nay 07/09/2018 em gọi điện thì không nghe máy ạ. Không biết nó có cơ sở pháp lý gì để đòi tiền không ạ. Em nhờ anh chị giải đáp dùm em với ạ.

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, người có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Cụ thể:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Do đó, người có lỗi trong việc khiến dẫn đến va quyệt vào xe bạnvà làm cho xe của bạn bị hư hỏng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường trước tiên sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được việc bồi thường thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận ( huyện) nơi người bị kiện đang cư trú để yêu cầu giải quyết.Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu của bạn thì bạn có trách nhiệm chứng minh lỗi của người đó trong việc gây ra thiệt hại và tài sản cho bạn.

Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Do đó bạn cần xác định các thông tin về nơi cư trú của người này cũng như các chứng cứ chứng minh họ có lỗi dẫn đến xe của bạn bị thiệt hại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo