Luật gia Nguyễn Nhung

Hành vi trộm cắp điện thì bị xử lý như nào? Thủ tục giải quyết ra sao?

Luật sư tư vấn về trường hợp trộm cắp điện thì bị xử lý như nào và quy trình xử lý ra sao?


Nội dung tư vấn:

Bên điện lực có về kiểm tra công tơ và đường dây điện nhà tôi. Sau đó họ nói gia đình tôi vi phạm trộm điện. Sau đó bên điện lực thu hồi công tơ điện nhà tôi. Tuy nhiên lúc kiểm tra công tơ và đường dây điện nhà tôi xong. Bên điện lực không  lập biên bản vi phạm cũng không có giấy mời tôi ra làm việc chỉ nói miệng sáng mai ra trạm điện làm việc. Sau khi tôi ra làm việc họ bắt tôi khai nhận hành vi trộm điện nhưng tôi không khai nhận hành vi trộm điện.Và sau đó tôi về nhà. Đã hơn nửa tháng trôi qua nhà tôi không có điện và cũng không thấy bên điện lực mời lên làm việc. Vậy cho tôi hỏi như vậy nhà tôi có vi phạm trộm điện không? Và cắt điện nhà tôi có đúng không? Và quy trình xử lý hành vi trộm điện từ khi phát hiện của bên điện lực. Mong luật sư giúp đỡ giải đáp thắc mắc này.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của bạn như sau:

Về thủ tục xử phạt khi có các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực thì được quy định tại Điều 23 Nghị định 68/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.

“Điều 23. Lập biên bản vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này hoặc Kiểm tra viên điện lực đang thi hành nhiệm vụ phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập Biên bản vi phạm pháp luật theo mẫu biên bản số 01 được ban hành tại Phụ lục của Nghị định này.

3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.

Nếu cá nhân vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trong trường hợp người có hành vi vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố hoặc cấp tương đương nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Trường hợp vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

Như vậy phía bên điện lực không lập biên bản đối với nhà bạn là sai thủ tục và không đúng với quy định của pháp luật.

Còn về vấn đề nhà bạn có trộm điện hay không thì cần căn cứ vào hành vi của nhà bạn có vi phạm các quy định của pháp luật về điện lực hay không. Các hành vi được coi là trộm cắp điện nếu thuộc một trong các hành vi sau:

- Tự tiện nối dây lấy điện trên hệ thống điện

- Dùng điện không qua công tơ

- Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện

- Dùng phương thức thay đổi dây nối dẫn đến công tơ ghi không chuẩn hoặc không ghi để dùng điện

- Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện

- Áp dụng các phương thức, phương pháp khác để lấy cắp điện.

Nếu nhà bạn có các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện dưới 20.000 kWh phải bồi thường và bị phạt tiền theo quy định.

- Cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện trên 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt tiền cụ thể được quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều 14 Nghị định 68/2010/NĐ-CP.

Và khi bạn bị xử phạt mà không chấp hành thì bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 26 Nghị định 68/2010/NĐ-CP. Và trong đó tại Điểm d Khoản 1 điều này có quy định về biện pháp cưỡng chế là ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng điện.

Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến phòng điện lực hoặc sở điện lực để yêu cầu ra biên bản xử phạt hành chính và lắp đặt lại điện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hành vi trộm cắp điện thì bị xử lý như nào? Thủ tục giải quyết ra sao?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

.
C.V Hoàng Thu – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo