Luật sư Trần Khánh Thương

Hàng thừa kế và việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành

Câu hỏi đề nghị tư vấn: - Xin chào luật sư ! Tôi tên là Hải, năm nay tôi 45 tuổi, tôi là con út trong gia đình gồm bảy người con, bốn trai và ba gái. Ba tôi đã mất gần 20 năm, hiện tại mẹ tôi đã hơn 80 tuổi. Vấn đề của tôi gặp phải là khi các anh chị tôi đám cưới bố mẹ đã chia cho mỗi người một số tài sản, đối với con gái thì cho vàng và con trai thì cho đất, tất cả anh chị tôi đều đã được làm giấy tờ đầy đủ và tách hộ khẩu ra ở riêng

 

Riêng tôi lập gia đình và ở cùng với bố mẹ ( nhà do bố tôi đứng tên ), bố tôi vì bệnh và mất đột ngột nên không kịp làm giấy tờ cho tôi. Nhà đó hiện tại tôi vẫn đang sinh sống để thờ bố và ở cùng vợ, con và với mẹ tôi. Bây giờ tôi muốn làm giấy tờ nhà vì mẹ tôi còn sống và mẹ cũng muốn cho tôi làm giấy tờ cho xong nhưng anh chị tôi có người đồng ý ký tên, có người lại không đồng ý ký tên để tôi làm thủ tục. Anh chị bảo rằng nhà chỉ do bố tôi đứng tên, không có mẹ tôi nên giờ nếu anh chị tôi không đồng lòng ký tên thì mẹ tôi sẽ không thể làm gì được. Vậy trường hợp như thế mẹ tôi có được những quyền gì và cá nhân tôi phải giải quyết như thế nào ? Tôi rất hi vọng được luật sư tư vấn giúp tôi.Trân thành cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì do quyền sử dụng đất trên là tài sản chung của bố, mẹ - tức bố cũng có phần tài sản trong khối tài trên. Theo đó, việc bố bạn mất không để lại di chúc thì tài sản trên về nguyên tắc chia đôi mẹ bạn hưởng 1/2; còn 1/2 giá trị được coi là di sản của bố sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp gồm mẹ và tất cả các anh, chị, em trong gia đình bạn, ông bà nội (nếu còn). Nên nếu hiện nay một trong các thừa kế không đồng ý để lại tài sản trên cho bạn thì bạn và mẹ cũng không thể thực hiện thủ tục sang tên, khi đó để đảm bảo quyền lợi thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa để yêu cầu giải quyết phân chia di sản thừa kế, phần quyền thừa kế của từng thành viên trong gia đình.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
 

 

1 |==========================

Phân chia di sản thừa kế theo thỏa thuận của đồng thừa kế

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gia dình tôi có mảnh đất ở từ 1970, đến 1983 thì bố tôi mất không để lại di chúc, năm 1993 Làm gcn qsd đất mang tên mẹ tôi, đến 2014 mẹ tôi mất và cũng không để lại di chúc, sau đó anh chị em tôi có họp gia đình (7 anh chị em) có lập văn bản thống nhất như sau: chia chia cho chị gái một mảnh ( vì do mẹ đã cho khi mẹ còn sống nhưng chưa tách sổ) phần còn lại chia chia cho 4 người ( lý do 1 e đã đươc mẹ cho và đã tách sổ năm 1993, còn 1 em nhận tiền từ 4 người được chia đât và đã nhận đủ). Tuy nhiên chúng tôi chưa thực hiện việc chia tách theo thoả thuận thì 1 anh chết 2015, vậy xin luật sư tư vấn giúp Xin cảm ơn! 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Căn cứ theo thỏa thuận của những đồng thừa kế mà hiện tại không có tranh chấp thì nội dung thỏa thuận này sẽ vẫn được thực hiện, nếu như phía người anh đã mất sau bố mẹ thì di sản mà người anh để lại sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người anh đó chính là vợ và các cháu theo quy định chia thừa kế nêu trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
 

 

2 |==========================

Xác định phạm vi 3 đời khi kết hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Luật sư cho em hỏi. Em và bạn trai em đang quen nhau, nhưng bị gia đình bên nội của anh ấy ngăn cấm vì cho là họ hàng gần. Mẹ của bà nội em và ông nội của anh ấy là hai anh em ruột. Vậy em và anh ấy là thuộc đời thứ mấy? Và có vi phạm pháp luật không ạ? Và ông nội và bà nội em đã vỏ nhau từ lâu, cả hai người đều đã có vợ/ chồng mới thì điều đấy có ảnh hưởng gì đến chuyện của bọn em không ạ?

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Theo thông tin đưa ra, thì  Mẹ của bà nội của người con gái và  ông nội của người con trai là hai anh em ruột cùng một gốc sinh ra.  Do đó bố mẹ của hai người này là hàng thứ nhất, mẹ của bà nội của người bạn gái và ông nội của người bạn trai là hàng thứ 2, bà nội của người bạn gái và bố của người bạn trai đời thứ 3. Như vậy, hai anh chị đã được xác định là ngoài phạm vi 3 đời theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình nên không bị cấm kết hôn.
 
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

3 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo