LS Vũ Thảo

Gửi người thân vàng có đòi lại được không?

Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng tặng cho, hợp đồng gửi giữ tài sản? Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng? Trường hợp một bên muốn lấy lại tài sản đã tặng cho hoặc gửi giữ thì có được không? Nếu bên giữ tài sản không trả lại tài sản cho bên gửi tài sản thì giải quyết như thế nào?

1. Luật sư tư vấn hợp đồng dân sự

Xã hội càng phát triển thì hợp đồng ngày càng được sử dụng như một chuẩn mực ứng xử phổ biến giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức; đặc biệt là những thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng dân sự. Mặc dù Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có quy định điều chỉnh về vấn đề này, tuy nhiên khi các bên tiến hành thực hiện hợp đồng dân sự như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản,... còn gặp nhiều vướng mắc và dễ phát sinh rủi ro.

Trường hợp bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc soạn thảo, thực hiện... hợp đồng dân sự hoặc các vấn đề khác liên quan lĩnh vực dân sự thì bạn có thể gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia hoặc Gọi: 1900.6169  để giảm thiểu tối đa các rủi ro và đảm bảo quyền lợi của bạn được tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm thông tin quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản,  

2. Gửi tài sản cho người thân có lấy lại được không? 

Câu hỏi: Cho em hỏi, ba mẹ ruột em có cho em số vàng cưới khi lấy chồng xong đám em có gởi số vàng cho mẹ ruột của em. Giờ em đã ly dị chồng và số vàng đó hiện tại mẹ em vẫn đang giữ. Vậy cho em hỏi giờ mẹ em đuổi em đi khỏi nhà. Thì em có thể lấy số vàng kia để làm ăn không? Hay số vàng kia vẫn thuộc quyền sở hữu của mẹ em. Và những thứ cho qua lời nói thì có được công nhận đó thuộc quyền sở hữu của riêng em không?  Em cám ơn!! 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng tặng cho như sau:

"Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận."

Và ​Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 quy định Tặng cho động sản:

"1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký."

Ngoài ra, ​Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự:

"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."

Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản không bắt buộc phải lập thành văn bản mà có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, đối chiếu trường hợp của bạn, kể từ thời điểm bạn nhận số vàng từ mẹ bạn thì hợp đồng tặng cho giữa mẹ bạn và bạn có hiệu lực. Tức là, trường hợp có căn cứ chứng minh mẹ bạn tặng cho riêng bạn số vàng trên và bạn đã đồng ý nhận thì xác định bạn là người có quyền sở hữu số vàng này.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có gửi mẹ bạn số vàng trên để cất giữ, bảo quản. Căn cứ tại Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

"Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công."

"Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng."

"Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.,,"

Như vậy, mẹ bạn có nghĩa vụ phải trả lại số vàng cho bạn theo đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận. Trường hợp hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn mà hiện nay bạn có nhu cầu lấy lại vàng để làm ăn thì bạn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho mẹ bạn một khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, bạn phải có căn cứ chứng minh số vàng trên là của bạn (có người làm chứng về việc mẹ bạn tặng cho bạn vàng không? mẹ bạn có thừa nhận đã tặng cho bạn số vàng đó không? có băng ghi âm, ghi hình về việc tặng cho không?...). Trường hợp bạn không chứng minh được mẹ bạn đã tặng cho bạn số vàng đó và hiện tại mẹ bạn đang giữ số vàng này thì bạn chưa có căn cứ để yêu cầu mẹ bạn trả lại vàng cho bạn. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo