Nguyễn Thị Lan Anh

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế do ông bà cố để lại

Mặc dù pháp luật ngày càng phổ biến trong xã hội, song người dân vẫn chưa thực sự am hiểu pháp luật thừa kế. Hầu hết mọi người vẫn có thói quen không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng lại chưa đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến trên thực tế phát sinh nhiều tranh chấp có liên quan. Vậy, nếu rơi vào trường hợp này thì pháp luật quy định như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về tranh chấp di sản thừa kế:

Di sản thừa kế có thể hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế sẽ căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp. 

Khi người mất không để lại di chúc thừa kế rất dễ dẫn ra vấn đề tranh chấp giữa những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật. Trường hợp này, nhiều khách hàng thường băn khoăn các vấn đề:

- Tài sản nào được xem là di sản thừa kế?

- Hàng thừa kế theo pháp luật được xác định như thế nào?

- Thời hiệu phân chia di sản thừa kế là bao lâu?

Nếu bạn đang rơi vào trường hợp nói trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp hoặc tham khảo bài viết dưới đây.

2. Luật sư tư vấn về trường hợp tranh chấp đất đai là di sản thừa kế:

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư Minh Gia! Hiện tại, nhà ba mẹ em đang ở là đất của ông bà cố để lại cho ông nội em. Sau đó, ông nội em chuyển đến Lâm Đồng ở và sang tên đất cho ba em. Bây giờ, ba em muốn bán đất thì các bà cô và ông chú là con của ông bà cố đứng ra ngăn cản không cho bán, còn muốn bán phải chia số tiền làm năm phần. Nếu không đồng ý, họ sẽ làm đơn kiện. Vậy cho em hỏi nếu họ kiện bên ba, mẹ em có bị lấy đất lại không ạ? Xin luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, nhà ba mẹ bạn đang ở là đất của ông bà cố để lại cho ông nội của bạn. Để giải quyết tranh chấp, cần xác định việc ông bà cố để lại di sản cho ông nội bạn có hợp pháp hay không.

Trong trường hợp, ông bà cố có làm hợp đồng tặng cho hoặc để lại di chúc hợp pháp thì ông nội bạn có toàn quyền sử dụng diện tích phần đất đó. Theo đó, khi ông nội để lại phần đất này thì ba bạn cũng có toàn quyền sử dụng, định đoạt mà không cần bất cứ ai cho phép hay can thiệp.

Tuy nhiên, trong trường hợp ông bà cố không làm hợp đồng tặng cho hoặc để lại di chúc hợp pháp thì cần xem xét đến thời hiệu chia chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Theo đó,  thời hiệu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, hết thời hiệu phân chia di sản thừa kế, tài sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, mà trường hợp này là ba bạn.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được được tính từ ngày 10-9-1990.

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên không xác định được tài sản thừa kế của ông bà cố để lại đã hết thời hiệu phân chia hay chưa. Nếu chưa hết thời hiệu, các người con khác của ông bà cố hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo