Phạm Diệu

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình

Các luật sư cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Ông nội tôi có 06 người con (04 nam 02 nữ) trong đó bố tôi là người con trai thứ hai trong nhà. ông nội tôi có hai mảnh đất. Một mảnh đã cho người con trai thứ ba trong nhà (em bố tôi) sở hữu. Mảnh đất còn lại hiện nay gia đình đang ở được chia làm 2, bố tôi được hưởng 1/2 mảnh đất trên và đã được tách tên sở hữu đứng tên bố tôi (được vẽ trong bản đồ địa chính 299 của xã vẽ năm 1996) nhưng chưa có sổ đỏ (do địa phương chưa cấp sổ đỏ từ trước đến nay)

 

Tuy nhiên do thời gian gần đây ông bà nội tôi sức khỏe yếu thì bác cả (anh trai bố tôi) ép buộc ông bà tôi thực hiện chia lại mảnh đất trên thành 03 phần và bác tôi được hưởng 1/3 mảnh đất đó. Vì vậy tôi xin hỏi các luật sư: theo luật đất đai thì liệu việc bác tôi yêu cầu ông nội tôi phân chia lại mảnh đất như vậy có đúng pháp luật. Liệu gia đình tôi đã là quyền sở hữu chính thức 1/2 mảnh đất trên khi đã được chính quyền địa phương chứng nhận quyền sở hữu trên bản đồ địa chính xã. Và gia đình tôi cần phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

 

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình

Tư vấn tranh chấp đất đai và cách giải quyết, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Quyền sử dụng hợp pháp của ½ mảnh đất.

 

Bạn không cung cấp thông tin cụ thể về việc ông bạn chia đất như thế nào và vào thời điểm nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụn thể cho bạn được. Giả sử bố bạn đã được nhận tặng cho vào thời điểm năm 1996 (từ sau thời điểm Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực – ngày 1/7/1996) hợp pháp thì hiện tại có thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc tặng cho tại thời điểm đó phải đáp ứng các điều kiện để giao dịch có hiệu lực (Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015), về hình thức thì phải đáp ứng quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015  quy định về tặng cho bất động sản:

 

“1- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;

nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.”

 

Như vậy nếu ông đã cho đất bạn và hiện tại ông còn sống thì có thể hoàn tất thủ tục sang tên với phần đất mà ông muốn cho bố bạn.

 

Về việc bác bạn ép buộc ông bà thực hiện chia lại mảnh đất thành 3 phần và yêu cầu được hưởng 1/3 mảnh đất đó

 

Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu:

 

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

 

Như vậy nếu giao dịch tặng cho giữa ông và bố bạn có giá trị pháp lý thì phần mảnh đất được tặng cho đó thuộc sở hữu của bố bạn và khi đó thì bác bạn sẽ không có quyền yêu cầu hay đem mảnh đất của bố bạn ra chia. Nếu việc tặng cho là không hợp pháp và ông có quyền với mảnh đất thì việc tặng cho hay định đoạt mảnh đất theo ý chí của ông bạn mà không phụ thuộc bởi ai, nếu gia đình bạn đã đầu tư vào đất thì nếu hiện nay ông lấy lại đất thì có quyền yêu cầu ông thanh toán phần chi phí đã đầu tư vào đất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật Đất đai để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

P. Luật sư Đất Đai - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo