Lò Thị Loan

Đứng ra vay tiền cho người khác mà họ không có khả năng trả thì giải quyết như thế nào?

Hiện nay, vấn đề vay tài sản mà bị mất khả năng chi trả là một trong những vấn đề phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những tranh chấp bất đồng giữa các chủ thể của hợp đồng vay?

1. Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về vay tài sản

Vay là một trong những hình thức của giao dịch dân sự được thực hiện giữa các chủ thể. Và khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không có khả năng chi trả thì phải giải quyết như thế nào? Hậu quả pháp lý ra sao?

Đây là thắc mắc, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề này.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2. Luật sư tư vấn về vấn đề đứng ra vay tiền cho người khác

Câu hỏi tư vấn: Mẹ tôi có người bạn do thiếu vốn làm ăn nên có nhờ mẹ tôi vay hộ 10 triệu đồng nhưng không viết giấy vay tiền. Nay người bạn của mẹ không có tiền trả nên người cho vay đã làm đơn đề nghị công an giải quyết. Công an đã gọi mẹ tôi lên làm việc, mẹ tôi đã trình bày đúng sự thật và cả 3 người đã làm chung 1 tờ giấy cam kết là số tiền mượn này là bạn của mẹ mượn không liên quan gì đến mẹ tôi và đề nghị người cho vay không đến quậy phá đến cuộc sống của mẹ con tôi nữa nếu quậy phá thì sẽ chịu hoàn toàn trước pháp luật. Giờ bên ủy ban lại tiếp tục gửi thư mời mẹ tôi lên làm việc vì vấn đề này. Vậy Luật sư cho hỏi mẹ tôi có phải chịu trách nhiệm gì về việc này không? Xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có đứng ra vay tiền cho bạn của mình nhưng đến nay bạn của mẹ bạn không có khả năng chi trả cho người cho vay nên họ đã là đơn đề nghị công an giải quyết. Công an đã gọi mẹ bạn lên làm việc, mẹ bạn đã trình bày đúng sự thật và cả 3 người đã làm chung 1 tờ giấy cam kết là số tiền mượn này là bạn của mẹ bạn mượn không liên quan gì đến mẹ tôi và đề nghị người cho vay không đến quậy phá đến cuộc sống của mẹ con tôi nữa nếu quậy phá thì sẽ chịu hoàn toàn trước pháp luật. Hiện Ủy ban nhân dân lại tiếp tục gửi thư mời bạn lên làm việc vì vấn đề này, dó đó với trường hợp này chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Ngoài ra, Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định về nghĩa vụ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên về nguyên tắc, khi mẹ bạn đứng tên trên giấy tờ vay nợ thì mẹ bạn phải có trách nhiệm trả nợ khi đến hạn cho bên cho vay, cho dù mẹ bạn chỉ vay tiền hộ người khác. Hợp đồng vay tài sản ở đây được xác lập giữa bên cho vay với mẹ bạn chứ không phải là bạn của mẹ bạn. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy định bên vay có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay, không xét đến mục đích vay, không xét đến mục đích mẹ bạn vay như thế nào; số tiền đó mẹ bạn có sử dụng hay không,… mà pháp luật dân sự chỉ quan tâm đến việc mẹ bạn là chủ thể trong hợp đồng vay tiền cho nên bạn phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên vay.

Tuy nhiên, 3 bên bao gồm mẹ bạn, bên cho vay và bạn của mẹ bạn đã làm chung 1 tờ giấy cam kết là số tiền mượn này là bạn của mẹ bạn mượn không liên quan gì đến mẹ bạn. Do đó đây là căn cứ để xác định rằng số tiền vay này không phải là mẹ bạn vay. Trường hợp bên vay là bạn của mẹ bạn không có khả năng chi trả mà bên cho vay vẫn yêu cầu mẹ bạn trả mẹ bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo