Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Dừng đỗ xe ô tô gây tai nạn xử lý thế nào?

Giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ là một bài toán nan giải và muốn xử lý được bài toán này thì không chỉ sự vào cuộc của cơ quan chức năng mà còn là sự hợp tác của quần chúng nhân dân trong việc nâng cao ý thức tham gia giao thông. Hiện nay có hai hình thức chính xử lý hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đó là xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Tư vấn trường hợp vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ

Đa số các hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ được thực hiện với lối cố ý, tức là người thực hiện nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện mặc dù có đầy đủ điều kiện để thực hiện hành vi đúng theo quy định pháp luật. Các hành vi thường ngày khi tham gia giao thông mà chúng ta hay gặp như không chấp hành biển báo giao thông, điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa có giấy phép lái xe, chở người vượt quá quy định…

Một thực trạng đáng buồn chính là việc người dân sử dụng mạng xã hội để thông báo về việc kiểm tra của các cơ quan chức năng như đăng bài lên facebook, zalo. Mặc dù ngôn ngữ khi đăng bài không chỉ đích danh nhưng lại thể hiện hàm ý giúp các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật né tránh được sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Dừng đỗ xe ô tô gây tai nạn xử lý như thế nào?  

Câu hỏi:

Em trai tôi đi xe máy đâm vào xe ô tô đỗ ven đường, tai nạn làm em trai tôi tử vong tại chỗ. Hiện công an đã thụ lý hồ sơ và đang điều tra vụ việc. Xin quý Luật sư tư vấn cho tôi biết chiều hướng vụ việc theo luật định.

Tối ngày 28/5/2014, khoảng 22h. Em trai tôi đi xe máy đâm vào xe ô tô đỗ ven đường, tai nạn làm em trai tôi tử vong tại chỗ. Theo thông tin người dân phản ánh, xe ô tô đỗ không bật đèn tín hiệu. Khi tôi tới hiện trường, không thấy có dấu hiệu cảnh báo - chướng ngại vật (Phía lái xe nói lại là xe bị hỏng từ chiều). Đường xảy ra tai nạn là đường CIENCO5, thuộc địa phận xã Mỹ Hưng - Thanh Oai - Hà Nội. Đường không có đèn đường, chỉ lưu thông được 1 chiều đường, do đang thi công, xe ô tô đỗ bên phải chiều em tôi đi, cách mép lề phân cách 0,75m. Tôi muốn hỏi quý Luật gia về mặt Luật pháp trong vụ việc của em tôi. Hiện công an đã thụ lý hồ sơ và đang điều tra vụ việc. Xin quý Luật gia tư vấn cho tôi biết chiều hướng vụ việc theo luật định. tôi chân thành cảm ơn và mong sớm được hồi đáp.

Luật Minh Gia trả lời bạn như sau:

Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ".

Và tại Điều 19 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

"1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định".

Như vậy, nếu việc đỗ xe của người lái xe ô tô được xác định là hành vi dừng đỗ xe không đúng theo các quy định trên và gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho người bị tai nạn theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu việc dừng đỗ xe của người lái xe được xác định là không vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm về tai nạn của em trai bạn, vì người lái xe trên không có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Và vụ việc này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra cuối cùng của cơ quan công an, thì mới có thể kết luận do lỗi của ai.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Dừng đỗ xe ô tô gây tai nạn xử lý thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo