Lò Thị Loan

Đưa tiền cho người khác góp vốn làm ăn thì có quyền kiện người nhận chiếm đoạt tài sản không?

Hiện nay, vấn đề góp vốn để kinh doanh là một trong những phương thức để đầu tư sinh lời của nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp gặp những rủi ro không mong muốn như lỗ vốn, phá sản,... Vậy trường hợp đưa tiền cho người khác góp vốn làm ăn, nhưng sau đó bị vỡ nợ thì có quyền khởi kiện người trung gian về việc chiếm đoạt tài sản không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn.

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về khởi kiện yêu cầu trả nợ.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về khởi kiện yêu cầu trả nợ như:

+ Nắm được các  trường hợp nào có quyền khởi kiện yêu cầu trả nợ;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để tiến hành khởi kiện;

+ Biết được khoản chi phí khi tiến hành khởi kiện;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về trường hợp khởi kiện yêu cầu trả nợ.

Nội dung tư vấn: Gia đình em đang dính chuyện kiện tiền làm ăn. mẹ em là người nhận và đưa tiền cho 1 ông giám đốc để góp cổ phần làm ăn , nhưng bây giờ làm ăn vỡ nợ, người mà đưa tiền cho mẹ em để góp vốn làm ăn lại khởi kiện mẹ em chiếm đoạt tài sản, khi mẹ em nhận tiền cũng không ghi giấy tờ giao nhận gì cả và khi đưa tiền cho ông giám đốc kia cũng không có giấy tờ gì, tin nhau là chính. Hai bên đã giải quyết nội bộ nhưng không được, họ nhất quyết kiện. Mà mẹ em cũng có đơn tường trình ra xã và huyện là đã nhận số tiền của người kia (trong khi đó mẹ em nhận không có giấy tờ và giao cũng không giấy tờ nên ông giám đốc kia, bây giờ không nhận là đã nhận số tiền đó, coi như bây giờ mẹ em phải chịu hết. Vì mẹ em là cán bộ sợ ảnh hưởng đến danh dự nên đành viết bảng tường trình nhận nhưng bây giờ họ vẫn kiện, vậy các luật sư cho e hỏi “bản tường trình kia mình từ chối khai lại được không, và khi ra tòa có ảnh hưởng gì không vì khi giao nhận chẳng ai có giấy tờ gì cả”. Em nhờ các luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do bạn không trình bày rõ việc mẹ bạn khai nhận cụ thể như thế nào, có phù hợp với tính chất của vụ việc hay không. Về nguyên tắc, nếu bản tường trình đó phù hợp với thực tế khách quan đó là khai nhận mình đã nhận số tiền đó, không bị ép buộc thì trong trường hợp này mẹ bạn không thể rút lại đơn tường trình đó. Bởi lẽ, lúc này ản tường trình sẽ được coi là nguồn chứng cứ, căn cứ vào đó để khai thác thêm thông tin liên quan đến việc giao nhận tiền này.

Khi ra Tòa, nếu không có căn cứ nào để chứng minh về việc các bên đã giao nhận tiền, thì không thể có căn cứ để xử lý. Tuy nhiên, nếu có bản tường trình của mẹ bạn khai nhận việc đã nhận tiền của người đó để góp cổ phần làm ăn thì được coi là nguồn chứng cứ như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, nếu có căn cứ về việc ngay từ đầu mẹ bạn đã có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt phần tài sản này của họ thì có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy, trên thực tế mẹ bạn đã nhận và giao tiền cho ông Giám đốc để góp vốn làm ăn (mẹ bạn không có thủ đoạn gian dối và cũng không có mục đích chiếm đoạt tài sản), tuy nhiên hiện nay do làm ăn bị vỡ nợ và chưa có khả năng hoàn trả thì trong trường hợp này không có căn cứ xác định mẹ bạn Lừa đảo chiếm đoạn tài sản. Người giao tiền nếu muốn lấy lại tiền có thể khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án dân sự để yêu cầu trả tiền.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo