Nguyễn Kim Quý

Định cư tại nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam không?

Luật đất đai 2013 đã và đang được thực hiện theo hướng mở cửa và tạo điều kiện cho các chủ thể được thực hiện các quyền của mình về đất đai. Trong đó câu hỏi về trường hợp người nước ngoài có quyền sử hữu quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về đất đai.

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và liên quan đến chủ quyền dân tộc nên mọi vấn đề pháp lý về đất đai rất chặt chẽ. Đặc biệt đối với người nước ngoài, so với Luật đất đai thời kỳ trước thì Luật đất đai 2013 và Luật nhà ở 2014 đã nới lỏng hơn mang tính hội nhập quốc tế về quyền sở hữu đất hoặc quyền sở hữu nhà ở tại Việt nam. Tuy nhiên, không phải người nước ngoài được đương nhiên sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6169 để được giải đáp các vấn đề pháp lý như:

- Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

- Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở xã hội tại Việt Nam hay không?

- Thời hạn sử dụng nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay không?

Nội dưng tư vấn: Thưa Luật sư, hiện nay tôi đang định cư nước ngoài mới được 1 năm (tôi mới định cư tại Mỹ từ năm 2017) trước đây tôi sống và làm việc tại Việt Nam, tôi có một số tài sản nhà và đất vẫn đang đứng tên tôi là chủ sở hữu, hiện nay tôi chỉ mới có thẻ xanh, vậy các tài sản của tôi vẫn được đảm bảo quyền sở hữu hay không? tôi vẫn còn có quốc tịch Việt Nam? bao lâu thì tôi bị mất quốc tịch Việt Nam? Chân thành cám ơn Luật sư giúp đỡ, trân trọng và kính chào.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền sở hữu nhà và đất tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013:

“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Bạn định cư tại Mỹ được 1 năm và được cấp thẻ xanh, trước đó bạn sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bạn vẫn chưa được nhập quốc tịch Mỹ thì bạn vẫn có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì bạn vẫn được công nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền sở hữu với quyền sử dụng đất như với người Việt Nam có quyền sử dụng đất ở trong nước.

Về nhà ở bạn sở hữu tại Việt Nam, căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014:

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a)  Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.”

Như vậy, vì bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên bạn sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 gồm:

- Được phép nhập cảnh vào Việt Nam

- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật

Thứ hai, về quốc tịch của bạn, vì bạn mới được cấp thẻ định cư tại Mỹ, chưa được nhập quốc tịch Mỹ thì hiện tại, bạn vẫn đang có quốc tịch Việt Nam. Bạn sẽ mất quốc tịch Việt Nam nếu có đơn yêu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi 2014:

“Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.”

Khi bạn có nhu cầu được nhập quốc tịch Mỹ, nếu pháp luật Mỹ có yêu cầu bạn cần thôi quốc tịch Việt Nam để được nhập tịch Mỹ thì bạn khi có đơn yêu cầu xin thôi quốc tịch gửi đến cơ quan Đại diện ngoại giao tại nơi cư trú của bạn thì bạn có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Bạn còn có thể bị mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp bị tước quốc tịch theo quy định tại Điều 31 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 trong trường hợp bạn có những hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo