Lò Thị Loan

Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động?

Luật sư tư vấn về: Em tôi, sinh ngày 24/1/1965, đi làm nhà nước từ năm 2004, nhưng BHXH chỉ chốt đóng BH tứ tháng 6/2006. Đến tháng 1 năm 2020 em tôi sẽ nghỉ hưu do hết tuổi lao động. Vì theo dõi thấy luật BHXH đang có nhiều tranh cãi và sửa đổi nên em tôi đang rất lo lắng và cũng không nắm rõ về chế độ lắm. Rất mong Luật sư tư vấn 1 số vấn đề còn đang chưa được rõ sau đây ạ:

 

Luật sư tư vấn về: Chào Luật Minh Gia: Tôi có 1 vấn đề rất mong sự chỉ giúp của Luật Minh Gia ạ: Em tôi, sinh ngày 24/1/1965, đi làm nhà nước từ năm 2004, nhưng BHXH chỉ chốt đóng BH tứ tháng 6/2006. Đến tháng 1 năm 2020 em tôi sẽ nghỉ hưu do hết tuổi lao động. Vì theo dõi thấy luật BHXH đang có nhiều tranh cãi và sửa đổi nên em tôi đang rất lo lắng và cũng không nắm rõ về chế độ lắm. Rất mong Luật sư tư vấn 1 số vấn đề còn đang chưa được rõ sau đây ạ: 1, Em tôi cho đến năm 2020 mới đóng BHXH được 14 năm, Vậy khi nghỉ việc muốn đóng BHXH tự nguyện tiếp tục thì có được không. và phải đóng thêm là bao nhiêu năm nữa. Có cho phép đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đó để hưởng lương hưu không ạ. 2, Nếu không đóng BHXH tự nguyện tiếp, thì là hưởng chế độ chi trả 1 lần, vậy chế độ chi trả 1 lần thì sẽ tính thế nào ạ. Rất mong được sự chỉ bảo của luật sư, 3, Có phải là khi nghỉ việc do hết tuổi lao động( vì không đủ năm công tác để hưởng lương hưu ) thì sẽ được BHTN chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp của những năm trở về trước 2009 ( khi chưa có loại hình BHTN ) không ạ. Và nếu có thì thủ tục là ra sao ạ. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Luật Minh Gia , mong Luật Minh Gia tư vấn để em tôi được hiểu thêm về chế độ BHXH, và có sự sắp xếp ổn thỏa cho bản thân. Xin trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng rằng công việc em bạn đang làm là công việc gì, do đó chúng tôi xin tư vấn điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

 

Thứ nhất về điều kiện hưởng lương hưu. Theo điều 54, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

 

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

 

d) Người bị nhiếm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

 

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

 

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

 

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

 

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”

 

Căn cứ vào quy định trên thì người lao động được hưởng lương hưu khi đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện sau:

 

- Độ tuổi: Đối với nam là đủ 60 tuổi và nữ là đủ 55 tuồi;

 

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội: đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

 

Theo khoản 2, Điều 73, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

 

“2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

 

Em bạn sinh năm 1965, đến năm 2020 thì em bạn mới được 55 tuổi và đóng được 14 năm bảo hiểm xã hội nên em bạn vẫn chưa đủ điều kiện để được hưởng lương hưu.

 

Nếu em bạn là nam thì phải đợi đến khi đủ 60 tuổi và đóng thêm ít nhất là 6 năm bảo hiểm xã hội nữa.

 

Nếu em bạn là nữ thì muốn hưởng lương hưu thì có thể lựa chọn 2 cách sau:

 

- Đóng thêm 6 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện rồi làm thủ tục hưởng lương hưu.

 

- Đóng luôn một lần 6 năm bảo hiểm xã hội còn thiếu này và hưởng lương hưu luôn. (theo điểm e, khoản 1, Điều 9, nghị định 134/2015/NĐ-CP).

 

Thứ hai, về chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

 

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

 

 

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; 

 

…”

 

Như vậy, sau một năm nghỉ việc, em bạn không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa thì có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

 

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: 

 

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 

 

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; 

 

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

 

Thứ ba, về bảo hiểm thất nghiệp. Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Theo đó, từ ngày 01/01/2009 thì có thêm chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đối với trường hợp của em bạn, em bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp.

 

Chế độ trợ cấp thôi việc sẽ do người lao động chi trả và bảo hiểm thất nghiệp sẽ do trung tâm dịch vụ việc làm chi trả.

 

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

 

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; 

 

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; 

 

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Hương Giang - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo