Luật sư Vũ Đức Thịnh

Di sản thừa kế và quyền quản lý di sản thừa kế

Kính Gởi Luật Sư, Xin nhờ Luật Sư tư vấn dùm việc về trường hợp chia thừa kế khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế và quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế. Ba tôi mất năm 1969, Mẹ tôi mất năm 1996. Ba Mẹ có 5 người con. Khi Ba Mẹ mất có để lại phần diện tích bao gồm cả nhà và đất là khoảng 5.000m2, không để lại di chúc cho bất kỳ người con nào. Theo tôi được biết trong trường hợp này thì các con của Bà sẽ được pháp luật chia phần tài sản bằng nhau.

Nhưng tại thời điểm Bà mất năm 1996 cho đến nay thì tất cả các con của Bà không ai tiến hành việc phân chia tài sản (Vì mục đích chung là dùng phần nhà và diện tích đất này làm nhà thờ cúng, đất làm thổ mộ). Sau khi Bà mất thì người anh trai thứ Năm có về ở và đã kê khai với chính quyền địa phương, sau đó đã được cấp giấy CNQSDĐ trên phần diện tích đất này, việc kê khai này các chị em tôi không được biết. Sau đó Anh trai tôi mất năm 2003, trong thời gian Anh tôi mất thì không ai quản lí phần đất trên nên Tôi đã về ở và nhận trách nhiệm quản lí, thờ cúng từ thời điểm đó đến nay. Năm 2007 Tôi có thông qua các Chị và cháu (con của người con trai đã chết) để xây dựng lại nhà thờ thì được mọi người đồng ý nhưng không ai phụ tiền để xây lại nhà mà chỉ có một mình tôi đứng ra làm. Hiện tại Tôi muốn đại diện cho các Chị của mình kê khai lại phần đất trên để được cấp lại giấy CNQSDĐ (vì Anh tôi đã chết nhưng vẫn còn đứng tên trên giấy này). Do có sự bất đồng nên các Chị của tôi, trong đó có cháu (là con của người con trai đã chết) không đồng ý việc đứng tên kê khai của tôi. Người cháu dựa vào việc Ba của mình đứng tên trên giấy CNQSDĐ nên đòi được quyền thừa kế hoàn toàn phần đất trên và yêu cầu phải được chuyển tên sang cho mình. Việc tôi đứng ra kê khai không nhằm mục đích chiếm hữu hoàn toàn hay có toàn quyền quyết định phần đất trên mà tôi chỉ là người đại diện cho các đồng sỡ hữu khác mà thôi. Vậy xin phép cho tôi được hỏi:

1/ Việc người cháu muốn được thừa kế toàn bộ phần diện tích đất trên và đòi được đứng tên là đúng hay sai?

2/ Nếu thời điểm này xãy ra việc phân chia phần đất trên thì pháp luật sẽ phân chia như thế nào?

3/ Trường hợp tôi có yêu cầu là sẽ giao lại quyền quản lý nhà và đất cho 1 trong những người con còn lại quản lý. Đồng thời người nào ở phải gởi lại cho tôi số tiền mà tôi đã bỏ ra xây nhà có được không?

4/ Trong truờng hợp các thành viên trong gia đình (trừ tôi) không chịu nhận trách nhiệm quản lí thì theo luật pháp sẽ giải quyết ra sao? Ai được đại diện kê khai, đứng tên trên giấy CNQSDĐ? Có ưu tiên cho tôi là người hiện tại có công giữ gìn và đứng ra nhận trách nhiệm quản lý, thờ cúng được phép thay mặt đứng tên hay không? Xin trân trọng cám ơn, mong nhận phúc đáp của Luật Sư.

Di sản thừa kế và quyền quản lý di sản thừa kế

Di sản thừa kế và quyền quản lý di sản thừa kế

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản chung

Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi Ba mẹ bạn mất đi người anh thứ năm của bạn đang là người trực tiếp quản lý tài sản chung của Ba mẹ bạn (tài sản gồm cả nhà và đất là khoảng 5.000m2). Ba mẹ bạn mất đi do không để lại di chúc nên phần tài sản của Ba mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự thì người anh thứ năm của bạn không phải là người thừa kế duy nhất. Cụ thể, tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp này người thừa kế theo pháp luật bao gồm: 05 người con và mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau.

- Thứ hai, về chia tài sản chung khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Theo thông tin bạn cung cấp, từ khi mẹ bạn mất (1996) cho đến nay thì tất anh chị em bạn không ai tiến hành việc phân chia tài sản (Vì mục đích chung là dùng phần nhà và diện tích đất này làm nhà thờ cúng, đất làm thổ mộ). Do vậy, trường hợp này để phân chia tài sản sẽ áp dụng quy định tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP. Cụ thể:

“...2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

A. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

A.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

A.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”

Như vậy, trường hợp này, khi có yêu cầu Tòa án chìa tài sản thuộc sở hữu chung thì sẽ căn cứ vào quy định về Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung tại Điều 224 Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể:

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

- Thứ ba, về việc chuyển giao quyền quản lý di sản

Tại Khoản 2 Điều 640 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Quyền của người quản lý di sản như sau:

“... 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.”

Khoản 2 Điều 638 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản”

Theo quy định trên, bạn có quyền yêu cầu thanh toán những khoản chi phí hợp lý trong quá trình quản lý di sản thừa kế đó.

- Thứ tư, trách nhiệm quản lý di sản

Tại Điều 638 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Người quản lý di sản như sau:

“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”

Theo quy định trên, khi những người thừa kế còn lại không chịu nhận trách nhiệm quản lý di sản thì bạn đang là người trực tiếp quản lý sẽ là người tiếp tục quản lý di sản. Khi bạn là người quản lý di sản bạn sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 639 và Điều 640 Bộ luật dân sự 2005.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo