Nguyễn Văn Cảnh

Di sản dùng vào việc thờ cúng được định đoạt như nào?

Chào quý công ty ! Tôi có thắc mắc, rất mong công ty giải đáp giúp: Tôi có bà bác dâu ( bác trai mất cách đây 20 năm) và bà bác dâu này không có con đẻ, chỉ có một người con gái nuôi.

 

Vừa rồi, Bác dâu Tôi có làm di chúc và làm thủ tục chuyển toàn bộ số đất được sử dụng cho người con nuôi. Trồng số đất này, thì có một phần là đất thờ cúng liệt sỹ, mà gia đình tôi được quyền hợp pháp thờ cúng liệt sỹ. Tôi xin hỏi 2 vấn đề: + Người Bác dâu này có quyền chuyển nhượng toàn bộ số đất kia cho người con nuôi không? + Gia đình tôi có quyền được đòi lại số đất thờ cúng liệt sỹ không? Và nếu được thì diện tích đất đó là bao nhiêu và thủ tục đòi đất đó như thế nào?

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

 

 

Trường hợp 1: Đây là tài sản riêng của bác dâu

 

Thứ nhất, người bác dâu hoàn toàn có quyền chuyển nhượng toàn bộ số đất cho người con nuôi. Bởi, bác dâu bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản trên. Căn cứ tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 về quyền sở hữu:

 

“Điều 158. Quyền sở hữu

 

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”.

 

Do vậy, việc bác dâu bạn chuyển nhượng toàn bộ tài sản của bác cho người con nuôi trong trường hợp này là hoàn toàn hợp pháp.

 

Thứ hai, theo thông tin bạn chia sẻ: “Gia đình bạn có quyền hợp pháp thờ cúng liệt sỹ”. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ tuy nhiên gia đình bạn cũng có thể tham khảo những quy định dưới đây: 

 

“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

 

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

 

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

 

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

 

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”.

 

Do đó, trường hợp này bác dâu vẫn có toàn quyền định đoạt và chỉ định người quản lý di sản là người được chỉ định trọng di chúc là người con nuôi.

 

Trường hợp 2: Đây là tài sản chung của bác dâu và bác trai

 

Trường hợp nếu là tài sản chung của bác dâu và bác trai thì những đồng thừa kếcòn lại của bác trai có thể làm thủ tục khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Đối với một nửa di sản thừa kế của bác dâu vẫn được định đoạt theo di chúc.

 

Lưu ý: Với trường hợp của bạn, để giải quyết vấn đề thì bạn cần cung cấp cho công ty nhiều thông tin cụ thể và chi tiết hơn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Di sản dùng vào việc thờ cúng được định đoạt như nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Cv: Phạm Thị Hồng Lan - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo