Nguyễn Ngọc Ánh

Di chúc hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện nào?

Kính thưa luật sư cho tôi hỏi về di chúc.

 

Nội dung yêu cầu: Khi cha, mẹ còn sống viết bảng di chúc chỉ là những liệt kê như sau: 1. H coi mà cưới vợ. 2. Đất nền nhà chia 3 phần T- M- H 3/ Nhà hiện tại giao M 4. Đất ruộng,màu chia phần năm 2005. 5. Đất ,thờ cúng, giổ giao cho vợ chồng M 6. Bệnh lý của mẹ mầy giao vợ - chồng lo chữa trị việc cưới vợ của H tự lo 7/Cuối cùng tiền xoài trong gia đình - Trên đây là toàn bộ nội dung của cha tôi viết ngày 28/6/2008 sau khi mẹ mất 2011 rồi tới ba bị bệnh mất 2013 sau đó các anh ,chị ,em thỏa thuận về thừa kế tôi có đưa ra tờ giấy này ra thì 3 người / 6 người đồng ý ,còn lại cũng nhìn nhận là chữ viết của Ba họ cho rằng không có chính quyền xác nhận,Ba chỉ giận con mà viết vậy thôi. Vậy họ nhận định vậy đúng ,sai? tôi là M tôi muốn làm những điều của cha tôi có được không?Tôi phải làm sao? xin cám ơn luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

 

Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 quy định về di chúc hợp pháp:

 

"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

 

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

 

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

 

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

 

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".

 

Theo quy định của pháp luật, di chúc không có công chứng, chứng thực vẫn hợp pháp và phát sinh giá trị hiệu lực nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 652 BLDS 2005. Vậy, việc khẳng định di chúc không hợp pháp khi không có xác nhận của chính quyền địa phương không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định.

 

Khi người để lại di chúc mất thì các đồng thừa kế có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp không thỏa thuận được thì phải gửi đơn tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Di chúc hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV.Nguyễn. N. Ánh - Công ty Luật Minh Gia,

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo