Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 627, Bộ luật dân sự 2015 quy dịnh về Hình thức của di chúc
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
“Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Như vậy theo quy định này, thì dì của bạn có thể lập di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND phường.
Đồng thời, để được xem là di chúc hợp pháp, di chúc của dì bạn phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 630, Bộ luật dân sự 2015:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Đối với trường hợp của bạn, bạn đã làm thủ tục công chứng tại UBND phường. Do đó, căn cứ Điều 636 , bộ luật dân sự 2015 quy định về Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã:
“Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Vậy nên, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu dì của bạn lập bằng văn bản có chứng thực,tuân thủ đầy đủ thủ tục quy định tại điều 636 Bộ Luật Dân sự và được dì lập trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa lừa dối cưỡng ép, nội dung di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì di chúc đó được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND xã phường có hợp pháp không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
CV Lê Yến - Công ty Luật Minh Gia.