LS Hồng Nhung

Đặt cọc khoản tiền xâu chuỗi hạt

Trường hợp vi phạm giao dịch đặt cọc nhằm mục đích giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công hàng hóa thì phải xử lý như thế nào? Bên nhận cọc có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy nhiều đối tượng lợi dụng việc gia công để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức.

Do đó, nếu bạn đã và đang ký kết, thực hiện hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích gia công sản phẩm nhưng bên nhận cọc vi phạm nghĩa vụ đặt cọc hoặc bạn nhận thấy có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa biết hướng giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn hành vi vi phạm trong giao dịch đặt cọc khoản tiền sâu chuỗi hạt

Câu hỏi: Đặt cọc khoản tiền xâu chuỗi hạt nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ bị xử lý như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau: Chào luật sư. Vui lòng giải đáp giúp tôi. Vào đầu tháng 4/2018 tôi có đặt cọc 14.500.000vnđ cho 1 người cùng cơ quan để lấy chuỗi mạn và chuỗi tây về xâu.

Người bạn này có đăng trên facebook để tuyển thợ. Nói là đặt cọc thì khoảng 1-2 tuần là có hàng, khi làm xong giao hàng thì 7 đến 15 ngày sẽ trả đủ tiền cọc và công. Nếu ai nghĩ là lừa đảo thì đừng làm. Nhưng đến nay đã hơn 1 tháng nhưng không có hàng tôi hỏi thì bạn đó trả lời là: chủ hàng vừa bị công an kinh tế bắt vì hàng hóa ko rõ nguồn gốc và không chịu trách nhiệm về số tiền cọc nói trên.

Như vậy tôi có thể lấy lại số tiền của mình không và làm như thế nào? 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc. Cụ thể:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy, việc bạn đưa 14.500.000 cho người cùng cơ quan là biện pháp đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng xâu chuỗi hạt. Nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện giao hạt cho bạn như đúng với thỏa thuận ban đầu, bạn có quyền yêu cầu bên nhận cọc trả lại số tiền cọc cho bạn và một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản cọc. Để đòi lại số tiền cọc, bạn có thể thỏa thuận với bên nhận cọc để họ trả lại tiền; nếu họ không trả lại tiền, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bên nhận cọc trả lại bạn số tiền cọc theo đúng quy định của pháp luật theo các Điều 26, 35, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tuy nhiên, kèm theo yêu cầu khởi kiện, bạn phải có các bằng chứng chứng minh như văn bản thỏa thuận giữa các bên (nếu có); tin nhắn, hình ảnh liên quan đến vấn đề bên nhận cọc từ chối trả lại tiền cọc... theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

...”

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Nghĩa vụ trả nợ của bên vay quy định thế nào?

Trước đây tôi có tiến hành vai vốn hỗ trợ sản xuất theo chương trình của Đan mạch tài trợ để xây lò xấy lúa với hình thức thế chấp giấy tờ đất canh tác. Được biết, chương trình này hiện đã kết thúc do không hiệu quả. Phần lò xấy của tôi cũng đã ngừng hoạt động. Nay tôi ra Ngân hàng để xin lấy lại giấy tờ đất thì không được giải quyết, họ yêu câu tôi phải trả cả vỗn lẫn lãi trong khi chương trình này đã hết hiệu lực. Tôi có gửi đơn kiến nghị lên UB Huyện và UB Tỉnh thì được hướng dẫn là liên hệ trực tiếp với Ngân hàng.   Lần này, tôi gặp cán bộ Ngân hàng thì được yêu cầu làm đơn yêu cầu giải quyết và cam kết đóng lãi 7.000.000 cộng với 50.000.000 tiền gốc thì sẽ được lấy lại giấy tờ. Tôi đã đồng ý và mang giấy tờ này nhờ ủy ban Xã xác nhận đầy đủ.   Đến ngày hẹn, tôi lại gặp cán bộ Ngân hàng và vị này yêu cầu chờ qua tháng 7 sẽ giải quyết. Cho đến hiện tại là tháng 9 nhưng Ngân hàng cứ bảo chúng tôi chờ mãi mà không chịu giải quyết.Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía công ty Luật để tôi sớm có thể lấy lại các giấy tờ đã thế chấp.Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin cung cấp thì anh/chị có vay vốn Ngân hàng và có thế chấp Giấy tờ đất canh tác, như vậy, các bên đã phát sinh Hợp đồng tín dụng (hợp đồng vay). Do vậy, theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì anh/chị sẽ có nghĩa vụ phải trả nợ đối với khoản vay này. Cụ thể:

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

..."

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo