Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký tạm trú cho con ở thành phố trực thuộc Trung ương thế nào?

Thưa Luật sư! Tôi hiện đang thường trú tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Do tính chất công việc tôi phải tạm trú ở nhà Mẹ ruột tôi tại phường 13, quận Bình thạnh.Lúc đăng ký tạm trú tôi chưa sinh con nên chỉ đăng ký cho mình tôi. Sang năm con tôi vào lớp 1 tôi muốn đăng ký tạm trú cho con tôi để có thể đi học nơi tôi đang tạm trú. Vậy xin hỏi tôi cần những thủ tục gì để xin tạm trú cho cháu ạ? Xin chân thành cảm ơn!.

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Trường hợp của bạn không nêu rõ là đã đăng ký thường trú cho con hay chưa nên có hai trường hợp: 

 

Thứ nhất, nếu bạn chưa đăng ký thường trú cho con bạn thì Theo quy định tại điều 13, Luật cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên:
 

 

 “Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
 

 

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
 

 

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.” 

 

Sau khi đăng ký thường trú cho con rồi thì bạn có thể đăng ký tạm trú cho con theo quy định tại thông tư số 35/2014/TT-BCA như sau: 

 

" Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú

 

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

 

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

 

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

 

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

 

2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

 

3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn". 

 

Như vậy, Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: 

 

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

 

- Có văn bản đồng ý cho ở nhờ của bên gia đình mẹ ruột bạn.

 

- Chủ hộ đồng ý cho tạm trú thì phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 
 

Thứ hai, nếu con bạn đã đăng ký thường trú thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú như phần thứ nhất. 

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

 

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

  

Trân trọng

P. Luật sư tư vấn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo