Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Công trình xây dựng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh có phải bồi thường không?

Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc mong luật sư tư vấn: 1. Nếu nhờ đơn vị thẩm định thứ 3 độc lập để xác định mức thiệt hại mà công trình thi công gây ra cần có cơ sở và tiêu chí gi? Làm thế nào để bắt đơn vị thi công thừa nhận sai phạm, không trốn tránh trách nhiệm và người bị thiệt hại có phải bỏ tiền của mình.

Trước tiên để trả cho đơn vị thẩm đỉnh đánh giá mức thiệt hại tài sản hay không?( khi thuê) nếu ứng trước để trả trước khi có kết quả xác đinh thì ai trả?

2. Tiếng ồn cho phép và không cho phép trong khoảng thời gian nào là hợp lý?

3. Nước thải ra ngoài đường vào ban đêm từ công trình thi công có vi phạm không?

4. Nếu đơn vị thi công đưa ra mức đền bù không thỏa đáng, không phù hợp ví dụ như là cách xa vị trí tác động trực tiếp, không gây thiệt hại nhiều mà đã đền bù 40 triệu trong khi nhà tôi ở ngay vị trí trung tâm gây tác động trực tiếp nhưng mức đền bù lúc đầu là 23.519.000đ sau đó thương lượng đền 35 triệu đồng, thì có thỏa đáng chưa? tương tự căn hộ cách xa vị trí ảnh hưởng 1 chút, chủ hộ đòi 500 triệu và thương lượng đền bù 300 triệu liệu có công bằng và mang tính thuyết phục không? làm sao có thể chỉ ra giá trị trung thực đền bù chi trả thiệt hại theo đúng tinh thần trách nhiệm và đúng luật quy định?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Minh Gia. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Theo quy định tại khoản 2, điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP về tổ chức thi công xây dựng

"2. Xử phạt đối với các hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình".

 

Nếu nhà thầu là đơn vị tổ chức thi công xây dựng và bên thi công xây dựng thực hiện việc xây dựng theo như đúng bản thiết kế và không trái quy định về kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng thì lỗi trong trường hợp này thuộc về đơn vị tổ chức thi công xây dựng. Và đơn vị tổ chức thi công xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều này.

 

Về xử lý bồi thường thiệt hại với trường hợp này

Điều 15 Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP có quy định về xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư:

"1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;

b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại".

 

Cách thức giải quyết cụ thể với trường hợp này được quy định tại điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng về xử lý công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận, có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP:

"1. Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Tại buổi thỏa thuận lần hai mà bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh căn cứ vào yêu cầu của bên bị thiệt hại, có xem xét đến đề nghị, giải trình của bên vi phạm;

b) Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 07 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả;

c) Trong thời hạn 07 ngày mà một trong các bên không thống nhất với kết quả do tổ chức giám định đưa ra, bên đó có quyền mời một tổ chức khác và tự chi trả chi phí. Kết quả giám định này là căn cứ để xác định mức bồi thường. Trường hợp bên còn lại không thống nhất với kết quả lần hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức bồi thường theo mức trung bình của kết quả giám định lần 1 và kết quả giám định lần 2;

d) Sau 30 ngày mà tổ chức giám định không cung cấp kết quả giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng kết quả giám định ban đầu làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại. Bên gây thiệt hại có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chuyển đầy đủ số tiền bồi thường theo kết quả giám định vào tài khoản đó. Sau khi bên gây thiệt hại đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản tại ngân hàng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép tiếp tục thi công xây dựng công trình.".

2. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

3. Trường hợp bên gây thiệt hại không bị xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn áp dụng quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì Chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết".

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

  

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo