Trần Phương Hà

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống thực tiễn hết sức đa dạng trong đó tranh chấp về thừa kế nói chung, tranh chấp về thừa kế theo di chúc nói riêng xảy ra ngày một nhiều. Trước đây, do cuộc sống vật chất còn đơn giản, di sản thừa kế mà người chết để lại chỉ đơn thuần là các vật phẩm tiêu dùng, cao hơn nữa là nhà cửa, đất đai, song thực tại cho thấy có nhiều trường hợp giá trị của di sản tương đối lớn nên thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp của những người có quyền hưởng di sản. Luật sư

1. Luật sư tư vấn về thừa kế.

Cụm từ thừa kế không còn quá xa lạ đối với chúng ta nhưng ai có quyền hưởng thừa kế, di sản thừa kế sẽ được chia như thế nào hay nghĩa vụ của người hưởng di sản ra sao và rất nhiều các vấn đề khác xoay quanh thừa kế thì chưa chắc mọi người đã nắm hết. Một trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này rõ rệt và cụ thể nhất đó chính là Bộ luật dân sự 2015, theo đó mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng khi để lại di sản thừa kế. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào của pháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về các hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

- Giải đáp thắc mắc về các hình thức của di chúc.

- Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế.

- Tư vấn về thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế, yêu cầu công nhận quyền thừa kế, yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Thủ tục yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế.

Câu hỏi: Chào Luật Sư,Tôi có câu hỏi về phân chia tài sản sau khi bố mẹ qua đời được 2 năm. Bố Mẹ chồng tôi có 7 người con và có làm văn bản tờ di chúc có người làm chứng hợp pháp.  Trong bảy người con thì 3 người đã chết (người anh hai, anh ba, và anh Tư), nhưng vợ con của ba người đều còn sống. Tờ di chúc chỉ định chồng tôi hiện vẫn còn sống nhưng không sống ở Việt Nam là người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Tờ di chúc không có chia tài sản mà chỉ định cho gia đình vợ con người anh hai đã chết, gia đình chị thứ năm và gia đình người em thứ tám được quản lý và sử dụng đất đai, nhà cửa, và chỗ thờ tổ tiên nhưng không được thế, chấp, bán, sang, nhượng (giấy tờ đất đai và nhà cửa vẫn còn mang tên Bố Mẹ chồng tôi).  Nếu ai làm sai thì chồng tôi sẽ tụ tập gia đình 7 anh em lại để bàn bạc thảo luận đồng thời ngăn cản những sự việc làm trái ý như đã định ra trong tờ di chúc.

Bây giờ mọi người có ý muốn phân chia tài sản cho rõ ràng, vậy cho tôi hỏi những thủ tục gì chồng tôi phải làm sau khi có sự thỏa thuận phân chia tài sản giữa 7 gia đình (trong đó 3 người đã chết như tôi đã nói ở trên)? Nếu đất đai, nhà cửa thỏa thuận để cho ai thì phải làm những gì, thủ tục gì để sang tên cho người đó?

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: 

1. Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

Như vậy, những người thừa kế theo di chúc, mà di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế bao gồm: Giấy tờ chung; Phiếu yêu câu công chứng theo mẫu; Bản sao di chúc.

Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiếp kiệm, giấy đăng ký xe;…

Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;

Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, bạn cần cung cấp thêm: Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân

Theo quy định tại Điều 18 Nghi định 29/2015/NĐ-CP quy định về việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản như sau:

“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”

Như vậy, Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 58 Luật công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

2. Thủ tục đối với đất đai, nhà cửa thỏa thuận phân chia di sản

Đối với đất đai, nhà cửa thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì cần phải thực hiện những thủ tục như sau:

Bước 1: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại văn phòng công chứng, thủ tục cụ thể như đã nêu ở câu trên

Bước 2: Mang văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và các giấy tờ được ghi nhận tại văn phòng công chứng lên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai (Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện) để tiến hành thủ tục sang tên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo