Phạm Diệu

Con riêng của chồng có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản không?

Luật sư tư vấn về trường hợp con riêng của chồng khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản. Nội dung tư vấn như sau:

 

Xin chào quí luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp quy liên quan đến phân chia tài sản như sau: Ông A và vợ kết hôn đã được 14 năm, họ có với nhau 4 người con. Thời gian chung sống với nhau thì người chồng ngoại tình và sinh được một người con trai. Hiện tại, người chồng người tình đã chấm dứt qua lại vơi nhau. Vợ chồng A vẫn chung sống với nhau vì người vợ đã tha thứ cho lỗi lầm của ông ấy. Gần đây vợ chồng A nhận được đơn kiện của con trai riêng A. Họ đòi chia tài sản mà vợ chồng ông A đã cùng nhau gầy dựng. Xin quí luật sư tư vấn giúp quyền của con riêng của A là gì, cháu có quyền được chia tài sản không? Xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

 

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

 

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

 

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

 

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”.

 

Bên cạnh đó, tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng:

 

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

 

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

 

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

 

3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

 

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

 

5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

 

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì chỉ có vợ chồng mới có quyền định đoạt tài sản đó. Do đó, vợ chồng ông A muốn tặng cho, chuyển nhượng cho ai sẽ do vợ chồng ông A quyết định.

 

Vì vậy, việc có chia tài sản cho người con riêng của ông A hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng ông A. Người con riêng của ông A hoàn toàn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản.

 

Ngoài ra, trường hợp nếu sau này ông A qua đời mà không để lại di chúc định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình thì khi đó di sản của ông A được chia theo pháp Luật và chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của ông A (gồm: bố, mẹ của ông A, vợ hợp pháp của ông A, con của ông A). Như vậy, khi đó người con riêng của ông A được chia 1 phần thừa kế nên người con riêng có quyền yêu cầu chia thừa kế phần di sản mà ông A để lại.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Phạm Diệu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo