Luật sư Dương Châm

Có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế khi sổ đỏ đã được sang tên người khác?

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người để lại di sản không kịp lập di chúc trước khi chết để định đoạt việc phân chia di sản cho những người thừa kế. Trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Luật Minh Gia:

1. Luật sư tư vấn về tranh chấp quyền thừa kế

Quy định pháp luật về thừa kế hiện nay khá phức tạp, các tình huống tranh chấp xảy ra trên thực tế diễn ra rất đa dạng. Vì vậy, nếu anh/chị gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia, Luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

- Di sản thừa kế được phân chia như thế nào?

- Ai có quyền đối với di sản thừa kế?

2. Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào Công Ty Luật Minh Gia. Nhờ Quý Công ty tư vấn cho tôi về thủ tục pháp lý khi phân chia tài sản của ông bà tôi để lại không có di chúc. Nội dung như sau: Mảnh đất của ông nội tôi cho bà (bà 2 và 2 cô) ở. (Ông nội tôi có 2 bà. Bà cả có 9 người con. Bà 2 có 2 cô). Ông nội tôi ở cùng bố mẹ tôi. Năm 1987 Ông nội tôi mất, mảnh đất trên vẫn để cho bà hai và 1 cô ở nhưng không để lại di chúc (Cô ở cùng chăm bà). Năm 2006 cô tôi làm sổ đỏ đứng tên cô. Gia đình tôi không ai biết. Năm 2010 bà hai mất, hai năm sau cô tôi đi lấy chồng. Nay cô tôi muốn bán mảnh đất và gia đình xảy ra tranh chấp quyền thừa kế. Xin luật sư công ty luật Gia Minh cho tôi biết : Mảnh đất trên được phân chia như nào? Cô tôi có được quyền bán không? Hiện mảnh đất mang tên cô và cô tôi là người đóng thuế).

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật hôn nhân tiến bộ bình đẳng một vợ một chồng, trong trường hợp này do thông tin anh cung cấp không rõ ai là vợ hợp pháp của ông và ông cũng không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Lúc này hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ , 9 người con và 2 người con riêng. Di sản thừa kế của ông nội bạn sẽ được chia đều cho những người này. Theo quy định chỉ có vợ hợp pháp được pháp luật công nhận thì mới có quyền hưởng di sản thừa kế do đó trong hai bà người nào là vợ hợp pháp của ông thì người đấy có quyền hưởng di sản thừa kế.

Việc người cô tự ý làm sổ đỏ đứng tên cô là không đúng quy định của pháp luật do người cô không phải người thừa kế duy nhất mảnh đất này, mà còn nhiều người đồng thừa kế khác. Để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình anh cần phải gửi đơn đề nghị bằng văn bản văn phòng đăng ký đất đai để họ xem xét thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc gia đình anh có thể khởi kiện ra Tòa án để thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai”.

Anh lưu ý, hiện nay sổ đỏ đang đứng tên người cô nên nếu như gia đình không kịp thời làm đơn gửi lên Văn phòng đăng ký đất đai hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết thì người cô có thể sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo