Lò Thị Loan

Có phải đóng bảo hiểm cho đối tượng thuộc hợp đồng khoán việc hay không?

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận. Vậy có phải chi trả lương và đóng bảo hiểm cho đối tượng thuộc hợp đồng khoán việc không và ai phải thực hiện công việc này?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng khoán việc.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về hợp đồng thuê khoán lao động như:

+ Nắm được các loại hợp đồng thuê khoán lao động;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục thực hiện hợp đồng thuê khoán việc;

+ Biết được ai có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi làm hợp đồng thuê khoán;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về nghĩa vụ của việc đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng thuê khoán lao động.

Nội dung tư vấn: Dear Anh/Chị Em là làm bên kế toán nhà hàng và khách sạn.Về bộ phận nhân sự bên em có các bộ phận như sau:- Bộ Phận Tiếp Tân-Bộ Phận Phục Vụ-Bộ Phận Kế Toán- Bộ Phận BếpNăm 2018 Bên em vẫn đóng bảo hiểm bình thường cho các nhân viên ở các bộ phận.Nhưng từ đầu năm 2019, bên em có chút thay đổi về nhân sự. Kể từ tháng 1/2019, Bên em bỏ bộ Phận bếp, bên sẽ Khoán với 1 số tiền nhất định ( Thay vì bên em phải thay kiểm soát và trả lương cho nhân viên, thì bên em sẽ khoán từ một nhà cung cấp khác, bên đó sẽ kiểm soát về nhân sự ). * Cho em hỏi, nếu mà bên em khoán thì bên em sẽ không chịu trách nhiệm về bảo hiểm cũng như kê khai thuế TNCN cho người lao động, vì bên em không kiểm soát được nhân viên ( vì bên em sẽ khoán 1 số tiền nhất định, và bên nhận khoán sẽ chịu trách nhiệm về số lượng nhân sự ).* Và nếu hàng quý , em kê khai phần Thuế TNCN cho hàng quý là em không kê lương của Bộ Phận Bếp trong tờ khai : TK KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Mẫu 05/KK-TNCN ( TT92 ). ( Vì nếu muốn lên tờ khai này , phải có bảng lương thực tế chi cho từng nhân viên , vì trong tờ khai này có thông tin về tổng số lượng nhân viên ). Nhưng trong kê khai chi phí hàng tháng vẫn kê chi phí lương bộ phận bếp như bình thường  ( Giả sử bên em có khoán là 70tr đồng/ tháng : Vẫn kê khai chi phí là Nợ 621_ Bếp / Có 111: 70 tr ( không qua tài khoản 3341 ). => Cho em hỏi là các suy luận của em đúng không ạ, và nếu giả sử đúng thì bên em cần có những hợp đồng nào ạ. Em cũng muốn cung câp thêm thông tin là nhà cung cấp nhận khoán bộ phận bếp cho công ty em chính là anh Bếp Trưởng, trước đây cũng từng là nhân viên của công ty ạMong nhận được phản hồi sớm từ Anh/Chị.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Đối với trường hợp nhà hàng và khách sạn của bạn có các bộ phận nhân sự: Bộ phận tiếp tân, bộ phận phục vụ, bộ phận kế toán và bộ phận bếp. Tháng 1/2019 khi nhà hàng và khách sạn có sự thay đổi về nhân sự, cụ thể nếu đã bỏ bộ phận bếp và thực hiện việc khoán từ một nhà cung cấp khác, bên nhận khoán đó sẽ trực tiếp kiểm soát và thực hiện việc trả lương cho người lao động ở bộ phận bếp thì trên thực tế nhà hàng của bạn sẽ không phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm, kê khai thuế thu nhập cá nhân cho người lao động ở bộ phận này. Bởi lẽ bên nhận khoán khi nhận một khoản tiền khoán từ bên nhà hàng bạn thì bên đó sẽ trực tiếp quản lý, kiểm soát về số lượng người lao động, trực tiếp trả lương hàng tháng và phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với người lao động.

Đối với hàng quý, khi khai thuế thu nhập cá nhân cho hàng quý thì bên bạn sẽ không phải thực hiện kê lương của bộ phận bếp, vì trên thực tế hiện hại bộ phận bếp do bên nhận khoán trực tiếp quản lý.

Do đó, cách hiểu trên của bạn là đúng. Tuy nhiên, nếu trong tờ khai chi phí hàng tháng vẫn có kê chi phí lương của bộ phận bếp bình thường (70 triệu/tháng) thì có thể bạn có sự hiểu nhầm về khoản tiền này, vì khoản tiền này trên thực tế là bên bạn chi trả cho bên nhận khoán, mà không phải bên bạn trả cho người lao động trong bộ phận bếp. Nếu trong tờ khai: TK KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Mẫu 05/KK-TNCN ( TT92) của công ty bạn có thông tin về tổng số người lao động thì sẽ bao gồm người lao động trong bộ phận tiếp tân, bộ phận phục vụ và bộ phận kế toán. Bởi lẽ trên thực tế bên công ty bạn đã bỏ bộ phận bếp và bộ phận này do một bên khác quản lý (bên nhận khoán), nên sẽ không thuộc sự quản lý của công ty bạn.

Trong trường hợp này, bên công ty bạn có thể giao kết hợp đồng dịch vụ với bên nhận khoán (bên cung cấp nhân sự bếp) để bên bạn có thể sử dụng dịch vụ này từ bộ phận nhận khoán.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo